Bác sĩ có thể bỏ qua điều
gì
Nếu bác sĩ của bạn không chú ý đến
những chủ đề dưới đây khi bạn đi khám thai thì đó là do họ vô tình
thôi. Hơn nữa, họ không thể nói với bạn bởi vì chẳng ai giống ai cả.
Ví như một số bà bầu thường cảm thấy ốm mệt vào buổi sáng, số khác
thì rải rác trong cả ngày, số khác lại “cứ như không”. Hoặc bác sĩ
không chú ý bởi vì đó không phải là vấn đề mang tính y học - bác sĩ
không thể so sánh kiểu chân baby nhà bạn có size lớn hơn chân baby
của bà khám trước! Cũng tương tự, một số chị em có thể nghĩ rằng
những câu hỏi liên quan đến kích cỡ bộ ngực hay bệnh trĩ là hoàn
toàn mang tính riêng tư hoặc vô cùng xấu hổ khi hỏi bác sĩ về
chúng.
1. Khuynh hướng “làm
tổ”
Nhiều bà bầu có khuynh hướng làm tổ một cách
bản năng với một sự thôi thúc mạnh mẽ chuẩn bị ngôi nhà cho baby bé
nhỏ thật sạch và thật đẹp. Thậm chí còn thích trang hoàng cả gara và
tủ quần áo.
Khi ngày sinh càng gần kề, bạn có thể
hứng khởi dọn dẹp tủ bếp hay lau cọ các bức tường, những việc mà bạn
chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ làm trong giai đoạn bầu bí!
Nỗi khát khao sửa sang nhà cửa thực ra là rất
hữu ích bởi vì nó sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chăm sóc baby
sau khi sinh hơn. Nhưng hãy cẩn thận nhé, đừng có làm quá sức
đấy.
2. Không thể tập
trung
Trong giai đoạn đầu mang thai, sự mệt
mỏi và những dấu hiệu khó chịu của ốm nghén có thể làm nhiều chị em
cảm thấy kiệt sức và mỏi mệt về tinh thần. Nhưng thậm chí, ngay cả
khi được nghỉ ngơi tốt nhất, các bà bầu vẫn không thể tập trung và
thực sự ở trong giai đoạn hay quên. Mối bận tâm với baby chỉ là một
phần mà cái chính là do sự thay đổi horom.
Mọi thứ, từ công việc, các loại hóa
đơn đến những lời chỉ dẫn của bác sĩ dường như chẳng có gì là quan
trọng hơn baby và những tưởng tượng về thời điểm sinh nở.
Bạn có thể hạn chế được cái sự quên của mình
bằng cách ghi chép tất cả những việc cần làm, những lời khuyên nhủ
và cả những cuộc hẹn….
3. Tâm tính thất
thường
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt và
khi bầu bí dường như có khá nhiều điểm tương đồng với nhau: ngực lớn
hơn và trở nên nhạy cảm, sự dao động của các hormon trong cơ thể và
tính khí trở nên thất thường.
Nếu bạn từng phải chịu đựng những triệu chứng
tiền kinh nguyệt thì tính khí bạn sẽ rất thất thường trong suốt giai
đoạn bầu bí. Chắc chắn là mọi người xung quanh sẽ thấy bạn thật khó
hiểu khi bạn “vừa cười đấy lại khóc được ngay”; tự nhiên cáu bẳn với
bạn đời và chọc tức đồng nghiệp dù chẳng có bất cứ lý do gì
cả…
Tâm tính thất thường có thể kéo dài từ khi bé
tượng hình cho đến lúc chào đời nhưng thường gặp nhất là trong giai
đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai
kỳ.
Khoảng 10% các bà bầu bị trầm cảm trong giai
đoạn mang thai. Nếu bạn có các triệu chứng chẳng hạn như bị rối loạn
giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (không thiết ăn uống hoặc ăn
uống vô độ) và sự thất thường quá mức kéo dài tới hơn 2 tuần thì bạn
nên nói chuyện với bác sĩ.
4. Kích cỡ bộ
ngực
Kích cỡ bộ ngực tăng lên là một trong những
dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bầu bí. Bộ ngực thường trở nên căng
cứng và lớn dần trong 3 tháng đầu bởi vì hormon estrogen và
progesterone được tăng cường. Tuy nhiên, ngực sẽ tiếp tục tăng
trưởng kích cỡ trong suốt giai đoạn bầu
bí!
Thêm một thông tin lý thú là kích cỡ bộ ngực
tăng còn do nó bị ảnh hưởng bởi lồng ngực. Khi sức làm việc của phổi
tăng lên để cung cấp ôxy cho cả bạn và baby trong bụng thì chắc chắn
kích cỡ lồng ngực cũng phải tăng. Vậy nên bạn cần thay áo ngực
thường xuyên trong giai đoạn bầu bí
nhé.
5. Da
Nhiều người nói rằng sờ da bà bầu thấy
rất nóng. Đó chỉ là một trong những thay đổi của da trong suốt thời
kỳ mang thai do sự thay đổi hormon; lượng máu và tuần hoàn máu tăng;
da bị căng đến mức tối đa để thích ứng với một cơ thể đang tăng cân
từng tuần.
Máu trong cơ thể các bà bầu được bổ sung để
cung cấp cho thai nhi, bánh nhau và các cơ quan nội tạng khác trong
cơ thể người mẹ, đặc biệt là thận và làm tăng tiết tuyến
nhờn.
Một số chị em sẽ bị nám hoặc có những vùng da
ở cổ, nách, bụng chuyển màu nâu nâu, vàng vàng và cả một số vùng
trên mặt cũng không thoát khỏi hiện tượng này. Một số sẽ có đường kẻ
chỉ màu đen ở giữa bụng, thâm đen ở đầu núm vú, cơ quan sinh dục
ngoài và hậu môn. Đây là kết quả của các hormon thai kỳ, nguyên nhân
khiến cơ thể sản xuất ra nhiều các sắc tố hơn. Tất nhiên, do cơ thể không
thể sản xuất nhiều sắc tố này nên kết quả là chỉ có một số vùng trên
cơ thể xuất hiện các mảng màu đối lập. Bạn có thể hạn chế tình trạng
này bằng cách hạn chế tiếp xúc với
nắng.
Mụn cũng là một tình trạng thường gặp
khi mang bầu bởi vì các tuyến nhờn tăng tiết sản xuất chất dầu. Tuy
nhiên, nó chỉ ở dạng đốm nhỏ sưng tấy chứ không phát triển thành
mụn. Ngoài ra, các đốm tàng nhang sẽ rõ lên và to ra khi bạn có bầu.
Thậm chí cả quầng quanh vú cũng mở rộng ra và sẫm lại. Tất cả những
hiện tượng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.
Nhiều chị em còn bị chứng phát ban do cơ thể
đổ quá nhiều mồ hôi trong thời gian bầu
bí.
Nhìn chung, giai đoạn bầu bí có thể là một
thời gian rất khó chịu với nhiều chị em do bị hiện tượng ngứa ngáy.
Da bụng căng quá mức thường gây ngứa và xuất hiện những vảy ra bong
tróc. Bạn có thể dùng một số loại kem do bác sĩ chỉ định để hạn chế
tình trạng này.
Theo Dân Trí