Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Khiếm thính
Khiếm thính

Trẻ khiếm thính là những trẻ nghe không rõ hoặc không nghe được. Khiếm thính có thể do nhiều nguyên nhan xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau khi sinh. Do những nguyên gây khiếm thính bẩm sinh cũng là những nguyên nhân gây ra các tổn thương não nên tỷ lệ khiếm thính trong trẻ chậm phát triển trí tuệ cao hơn tỷ lệ khiếm thính trong tổng dân số.

Có nhiều mức độ khiếm thính khác nhau. Khiếm thính nhẹ có nghĩa là đứa trẻ chỉ có vấn đề với việc hiểu ngôn ngữ nói trong những trường hợp nhất định. Khiếm thính trung bình nghĩa là đứa trr sẽ có khó khăn hơn trong việc hiểu ngôn ngữ nói, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh. Khiếm thính nặng có nghĩa là nếu không có các dụng cự trợ thính, đứa trẻ không có khả năng hiểu ngôn ngữ nói. Khiếm thính rất nặng, thường được gọi là điếc, nghĩa là khi có dụng cụ trợ thính thì trẻ có thể phần nào hiểu được lời nói. Cuối cùng là mức độ hoàn toàn không nghe được, nghĩa là khiếm thính ở mức độ cao mà ngay cả dụng cụ trợ thính cũng không giúp gì được cho trẻ.

Sự khiếm thính ở trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng được phát hiện kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nghiên cứu cho thấy rằng trong 60% trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ, y tá hoặc giáo viên không nhận ra điều này cho đến khi có sự sàng lọc, kiểm tra bên y tế. Nguyên nhân của tình trạng này là khoảng 75% người chậm phát triển trí tuệ không thể tự biểu hiện rằng mình bị khiếm thính.

Phát hiện và điều trị khiếm thính có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với việc phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng lời nói mà còn đối với sự phát triển xã hội, nhận thức và tình cảm của trẻ. Trong giáo dục, đứa trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu trẻ không nhận được thông tin bằng đường thính giác, đặc biệt là khi trẻ đã thiếu các phương tiện giao tiếp khác.

Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ khiếm thính thường có mọt số biểu hiện như sau:
1. Đứa trẻ chỉ "nghe" một người mà không nghe những người khác.
2. Đứa trẻ có vẻ chỉ nghe những gì mình thích nghe.
3. Đứa trẻ tách mình khỏi các tình huống xã hội.
4. Đứa trẻ phản ứng chậm.
5. Đứa trẻ dường như chỉ nghe sau khi nhắc lại 2,3 lần.
6. Đứa trẻ sợ bị tiếp cận từ phía sau.
7. Đứa trẻ tìm kiếm hướng của âm thanh.
8. Đứa trẻ muốn vặn đài hoặc vô tuyến to hơn hoặc nhỏ hơn.
9. Đứa trẻ nói ít và phát âm ít.
10. Quá trình phát tỉển ngôn ngữ chậm hoặc không có.

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i