Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Có cách nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn?

 

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có làm trẻ quấy khóc do ngứa ngáy, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể chữa khỏi không và cần làm gì để tránh bệnh bùng phát? Bạn có thể tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.


1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?


Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và bệnh thường kéo dài cho đến khi trẻ 5 tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở chân, tay, da đầu, nhiều nhất là ở mặt với biểu hiện da nổi mẩn đỏ, sần sùi, thô ráp.

 

Da trẻ mắc viêm da cơ địa thường nổi mẩn đỏ, sần sùi, thô ráp.


 

2. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như nào?


Khi mắc viêm da cơ địa, da trẻ trở nên khô, ngứa và nhạy cảm, thậm chí là viêm loét. Tình trạng này làm hàng rào bảo vệ da bé bị suy yếu, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập và dễ bị dị ứng. Vào ban đêm, da ngứa nhiều hơn khiến trẻ trằn trọc, ngủ không sâu giấc.

 

Do các loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng viêm da cơ địa thường chứa thành phần corticoid, nhiều cha mẹ có thể lạm dụng thuốc khiến da trẻ ngày càng mỏng và ngứa. Trường hợp lạm dụng lâu ngày còn khiến trẻ mắc hội chứng cushing, gây suy giảm chức năng tuyến thượng thận và ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ.

 

3. Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh


Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định. Bệnh không lây từ người này sang người khác. Những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này bao gồm:

 

Yếu tố di truyền: Trẻ có người thân cùng huyết thống mắc viêm da cơ địa có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.
Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Làn da của bé rất mẫn cảm và có thể dị ứng với bụi vải, xà phòng, một số loại thực phẩm, lông vật nuôi,... Nếu trẻ tiếp xúc với những yếu tố đó, các triệu chứng của viêm da cơ địa có thể bùng phát trên da của bé.

 

Các tác nhân dị ứng có thể gây nên tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh


 

Phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch: Cơ chế tự nhiên của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập có thể khiến trẻ phát bệnh viêm da cơ địa. Một số trẻ có hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm làm nhầm lẫn những tế bào khỏe mạnh trên da thành tác nhân lạ gây hại. Các tế bào bạch cầu sẽ không ngừng tấn công da gây ra những biểu hiện ngứa ngáy, khô da và lở loét.


Ảnh hưởng của thời tiết: Tình trạng viêm da cơ địa thường nặng hơn khi trẻ gặp sự thay đổi nhiệt độ, môi trường quá lạnh và khô hoặc nhiệt độ quá cao khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi cũng làm xuất hiện các triệu chứng viêm da cơ địa.


4. Có cách nào chữa khỏi viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không?


Bệnh viêm da cơ địa mạn tính đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Những trường hợp mắc viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường tự biến mất khi trẻ được 2 tuổi.

 

Vì thế các phương pháp được áp dụng để chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường nhằm mục tiêu làm giảm ngứa và viêm da, tăng độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng, bao gồm các biện pháp sau:

 

Tránh xa tác nhân gây bệnh: Một đợt viêm da cơ địa mới có thể bùng phát khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Để biết da trẻ dị ứng với những tác nhân nào, cha mẹ có thể làm xét nghiệm dị ứng để loại bỏ những tác nhân đó ra khỏi môi trường sống của trẻ, phòng tránh nguy cơ phát bệnh trong tương lai.


Sử dụng thuốc kê đơn chứa corticoid: Các loại kem chứa corticoid nồng độ cao hay thấp sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng của trẻ. Các loại thuốc này tuy giúp giảm nhanh các triệu chứng nhưng chỉ nên bôi trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ vì lạm dụng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.


Tắm cho trẻ bằng nước ấm: Bạn nên căn chỉnh nhiệt độ nước vừa phải không quá nóng, nên tắm nhanh trong khoảng 5 phút vì da trẻ có nguy cơ bị khô hơn sau khi tắm bằng nước có nhiệt độ cao. Đồng thời đặc biệt tránh sử dụng thuốc nam (để tắm hoặc uống) chữa viêm da cơ địa, vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp: Da đủ ẩm có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, đồng thời ngăn bệnh tái phát. Cha mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và thoa cho trẻ vài lần mỗi ngày, nhất là sau khi tắm.

 

Cha mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh để giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa.

 

Tránh cho da trẻ bị trầy xước: Những vết trầy xước có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn và khiến trẻ nhiễm trùng. Để ngăn tình trạng này, cha mẹ nên cho con mặc quần áo mềm, cắt ngắn móng tay, cố gắng không để trẻ gãi.


Giữ trẻ mát mẻ, không đổ mồ hôi: Trẻ quá nóng và da tiết mồ hôi có thể gây bùng phát một đợt bệnh mới hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng hiện tại. Cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và cho trẻ bú mẹ thường xuyên, tránh mất nước.


5. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?


Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng. Những vết thương khi trẻ gãi ngứa có thể tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Các triệu chứng của nhiễm trùng da bao gồm:

Da trẻ nổi mụn nước hoặc các vết loét chứa dịch bên trong.


Da đóng vảy màu vàng xung quanh các vết ngứa.


Da sưng đỏ, trẻ quấy khóc khi chạm vào da.


Trẻ sốt cao, co giật.


Theo medlatec.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì tự hết? Có nên xoa bướu huyết thanh không? (8/10)
 Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không? (23/9)
 Dấu hiệu phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ (23/9)
 Trẻ sinh vào mùa nào sẽ có chỉ số IQ cao nhất? (10/9)
 Cân nặng khi sinh của trẻ có phản ánh chỉ số IQ của trẻ không? Đừng phỏng đoán, đây là câu trả lời của chuyên gia! (10/9)
 3 bộ phận trẻ sơ sinh cần được chăm sóc kỹ để con lớn lên bớt bệnh, có làn da đẹp (5/9)
 Phân biệt khóc dạ đề và khóc bệnh lý ở trẻ nhỏ (26/8)
 Bé mấy tháng mới được ăn muối? Ăn muối sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (21/8)
 Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ (21/8)
 Tại sao trẻ sơ sinh đôi khi cười toe toét hoặc thậm chí cười lớn sau khi ngủ say? (7/8)
 Nhắc bố mẹ những kiến thức cần nắm vững khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu (7/8)
 Bé trai chào đời mất một đoạn nhiễm sắc thể (18/7)
 Bé sơ sinh bị bỏ rơi với hàng trăm con giòi bò khắp cơ thể (18/7)
 Hai tháng rưỡi nuôi sống bé gái sinh non suy hô hấp (15/7)
 4 bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh "càng xấu" thì bé càng khỏe mạnh (26/6)
 Trong 1000 ngày đầu đời, nếu làm thêm 3 điều, não bé sẽ phát triển tốt và trở nên thông minh hơn (14/6)
 Chiếc răng sữa rất đặc biệt (14/6)
 3 sai lầm cha mẹ mắc phải khi vệ sinh tai cho con (7/6)
 Bí quyết chăm sóc da bé vào mùa hè đúng cách (30/5)
 Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì? (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i