Trẻ sơ sinh
   Dấu hiệu phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ
 

 

Bé gái 10 tháng tuổi nguy kịch vì bị lồng ruột vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), các bác sĩ đã phải cắt bỏ một phần ruột non, đại tràng để điều trị do ruột đã hoại tử. Làm sao để phát hiện sớm căn bệnh này?

 

Trẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấpTrẻ đau bụng từng cơn cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

 

Nguyên nhân gây lồng ruột

 

Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào trong lòng một đoạn ruột kế cận, gây ứ trệ thức ăn và dịch tiêu hóa. Lồng ruột làm tắc nghẽn dòng máu nuôi ruột, có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử ruột và thủng ruột.

 

Hầu hết các trường hợp lồng ruột ở trẻ em dưới 2 tuổi thường không rõ nguyên nhân. Trẻ lớn hiếm gặp lồng ruột hơn và thường có nguyên nhân như: Túi thừa Meckel's, nang ruột đôi, polyp ruột, u thành ruột.

 

Nhưng có những yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ bị lồng ruột như trẻ bụ bẫm, nhiễm siêu vi hô hấp, bệnh đường ruột trước đó... Tuy nhiên, lồng ruột lại không liên quan đến việc trẻ chạy nhảy, nô đùa như nhiều người lầm tưởng.

 

Ghi nhận cho thấy, lồng ruột thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 3 - 9 tháng; bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 so với bé gái.

 

Triệu chứng thường gặp khi bị lồng ruột


Những dấu hiệu lồng ruột ở trẻ em là trẻ đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bỏ bú, ngừng chơi, da tím tái - báo hiệu khúc ruột đã bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại.

 

Khi cơn đau tái phát, trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh, dịch vàng.

 

Sau vài giờ trẻ mệt lả, da xanh nhợt. Sau khoảng 6 - 12 tiếng, trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc màu nâu, có lẫn chút nhầy. Da trẻ tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh và mắt trũng.

 

Nếu không xử trí trong vòng 24 giờ, trẻ sẽ bị nôn ói liên tục, bụng chướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhỏ và nhanh, thở gấp nông, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng, có các biểu hiện của nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốc do mất nước hoặc sốc nhiễm khuẩn.

 

Đối với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì triệu chứng trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ bị lồng ruột.

 

Những dấu hiệu lồng ruột ở trẻ em là trẻ đang ăn uống bình thường bỗng nhiên khóc thét, bỏ bú. Ảnh minh hoạ.

 

Các giai đoạn khi trẻ bị lồng ruột có những biểu hiện cụ thể như:


- Giai đoạn đầu:

 

Trẻ thường xuyên khó chịu do co thắt dạ dày.


Đột nhiên khóc thét, co gối lên ngực do đau bụng từng cơn và tình trạng này lặp lại nhiều lần.


Bỏ bú.


Nôn ói nhiều lần.


Xanh xao, vã mồ hôi.


- Giai đoạn nghiêm trọng hơn:

 

Đi tiêu phân nhầy, máu.


Thỉnh thoảng sờ thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày.


Mệt lả.


Tiêu chảy.


Sốt.


Mất nước.


- Giai đoạn muộn, khi ruột bắt đầu bị hoại tử:

 

Nôn liên tục.


Chướng bụng.


Da lạnh, nhợt nhạt.


Mạch nhanh, nông.


Thở nhanh nông.


Triệu chứng khi thăm khám: Trẻ mệt lả, da xanh nhợt, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng, sốt, mất nước. Siêu âm thấy khối lồng hình bầu dục, chắc, di động dọc theo khung đại tràng, đau khi sờ chạm. Thăm trực tràng hay đặt thông trực tràng: Máu theo găng tay hoặc ống thông trực tràng, có thể sờ chạm đầu khối lồng.

 

Biến chứng của lồng ruột


Tắc lòng ruột làm cho thức ăn và dịch không lưu thông được, trẻ nôn ói gây mất nước, mệt lả, bơ phờ, lừ đừ, kém linh hoạt.

 

Tắc ruột kéo dài gây thiếu máu nuôi thành ruột, làm chết đoạn ruột bị lồng, phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử.

 

Thiếu máu nuôi dẫn tới thủng đoạn ruột hoại tử gây viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng của trẻ, cần được điều trị cấp cứu.

 

Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị lồng ruột?


- Ghi nhớ các triệu chứng bệnh của trẻ để cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác.

 

- Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

 

- Tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc nếu không phải do bác sĩ kê toa.

 

- Lưu ý không nên cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khi nghi ngờ trẻ bị lồng ruột.

 

Trong rất ít các trường hợp, lồng ruột có thể tự tháo mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này phải được bác sĩ xác định và theo dõi. Cha mẹ không nên tự ý chờ đợi cho khối lồng tự tháo.

 

Lồng ruột có khả năng tái phát vài lần. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý biểu hiện của con sau khi điều trị. Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện tương tự lồng ruột, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

 

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái 10 tháng tuổi, trong tình trạng nguy kịch do lồng ruột dẫn đến nguy cơ hoại tử ruột.

 

Trước đó, bệnh nhi được điều trị tại một bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa trong hai ngày, kèm theo các triệu chứng đau bụng từng cơn và nôn ói nhiều. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhi không thuyên giảm, diễn tiến ngày càng nặng hơn, bệnh nhi bắt đầu đi tiêu ra máu. Ngay sau đó gia đình đã đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

 

Tại đây các bác sĩ nhanh chóng tiến hành siêu âm bụng và phát hiện bệnh nhi bị lồng ruột với nguy cơ hoại tử ruột. Trước tình huống này, ekip trực cấp cứu ngoại khoa đã quyết định phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm cho bệnh nhi.

 

Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ ghi nhận tình trạng khối lồng ruột rất lớn, kéo dài từ ruột non đến toàn bộ khung đại tràng. Đáng tiếc một phần ruột non và đại tràng của bệnh nhi đã bị hoại tử và không thể giữ lại. Các bác sĩ đã phải tiến hành cắt bỏ nửa khung đại tràng cùng một phần ruột non và khâu nối ruột non với phần đại tràng còn lại.

 

Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi dần ổn định và tiếp tục được chăm sóc tại Khoa Ngoại tổng hợp.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ và cách phát hiệnCác yếu tố làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ và cách phát hiện

 

BS. Nguyễn Văn Dũng

Theo Suckhoedoisong

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ sinh vào mùa nào sẽ có chỉ số IQ cao nhất? (10/9)
 Cân nặng khi sinh của trẻ có phản ánh chỉ số IQ của trẻ không? Đừng phỏng đoán, đây là câu trả lời của chuyên gia! (10/9)
 3 bộ phận trẻ sơ sinh cần được chăm sóc kỹ để con lớn lên bớt bệnh, có làn da đẹp (5/9)
 Phân biệt khóc dạ đề và khóc bệnh lý ở trẻ nhỏ (26/8)
 Bé mấy tháng mới được ăn muối? Ăn muối sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (21/8)
 Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ (21/8)
 Tại sao trẻ sơ sinh đôi khi cười toe toét hoặc thậm chí cười lớn sau khi ngủ say? (7/8)
 Nhắc bố mẹ những kiến thức cần nắm vững khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu (7/8)
 Bé trai chào đời mất một đoạn nhiễm sắc thể (18/7)
 Bé sơ sinh bị bỏ rơi với hàng trăm con giòi bò khắp cơ thể (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i