Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ nhỏ bị kiến ba khoang đốt: Độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang có thể khiến bé tử vong nếu bố mẹ không biết sơ cứu đúng cách


Nếu như người lớn biết cách tránh để kiến ba khoang làm tổn thương mình thì trẻ nhỏ lại chưa ý thức được điều này.

 

Cách nhận dạng kiến ba khoang và thời điểm xuất hiện nhiều
Kiến ba khoang (hay còn có tên gọi khác là kiến khoang, kiến kim, kiến cong...) là loài côn trùng có màu là các khoang đen và vàng cam xen kẽ, thân mình thon, dài như hạt thóc khoảng 1 - 1,2cm; ngang 2 - 3mm. Kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và giấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh.

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp nhiều lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Tuy nhiên đã có trường hợp một bé gái ở Hà Nội tử vong vì kiến ba khoang đốt. Bởi một con kiến ba khoang có lượng độc tố thấp, nhưng lượng độc tố sẽ tăng cao khi bị nhiều con đốt. Nếu không điều trị sớm rất dễ dẫn đến suy thận, thậm chí tử vong.

Kiến ba khoang xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt.

 


Thân kiến ba khoang chia khoang màu rõ rệt.

 

Kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng, nhất là ánh đèn huỳnh quang. Vì vậy, khi trời tối, các gia đình bật điện là chúng sẽ bay vào nhà.


Có một điều cần lưu ý là khi nhìn thấy kiến ba khoang, chúng ta không nên chà xát để giết kiến bởi khi đó chất độc trong kiến sẽ được phóng ra và làm tổn thương da.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thì lại chưa ý thức được điều này, trẻ có thể nghịch hoặc lấy tay bắt, giết kiến, điều đó sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần hướng dẫn cho con hoặc ghi nhớ cách xử trí khi không may bé bị kiến ba khoang tấn công.

Nếu trẻ có những dấu hiệu này thì bé đã bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang thường tấn công trẻ ở những vị trí như cánh tay, cổ, mặt. Ban đầu bé có thể sẽ không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào. Nhưng khoảng 12-24h sau, bé có thể bị bỏng và ngứa nhiều xung quanh những vùng bị kiến ba khoang đốt.

Tiếp tục 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang, khu vực này có thể đỏ tấy, sưng lên và bắt đầu xuất hiện các vết loét nhỏ. Sau đó chúng trở thành những vết rộp rồi vỡ ra như vết bỏng. Nếu không quan sát con kỹ càng, thường thì đến thời điểm vết thương đã trở nên giống vết bỏng, bố mẹ mới phát hiện ra.

Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy và sau 5-7 ngày thì vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu biến mất.

 


Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc bắt, giết kiến ba khoang có thể gây nguy hiểm.

Nếu tay của bé có dính chất độc của kiến ba khoang mà chạm vào mắt, có thể dẫn đến sưng mắt, đỏ mắt hoặc mù mắt tạm thời. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng, bé sẽ kèm theo triệu chứng sốt, nổi hạch và đau vùng cổ, nách, suy thận, thậm chí tử vong.

Bố mẹ cần làm gì khi con bị kiến ba khoang đốt?


- Nếu không may bé đã bị chất độc của kiến ba khoang tấn công thì bố mẹ tránh để tay trẻ đã tiếp xúc với kiến ba khoang chạm vào các vùng da khác, sau đó nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng xà phòng và nước sạch. Bố mẹ hết sức nhẹ nhàng để không làm trầy xước hoặc vỡ vết thương.

- Khẩn trương bôi hồ nước vào vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ khi bị kiến đốt để bôi thêm một số loại thuốc. Ví dụ: Nếu nốt ban đổ chuyển sang thành mụn mủ, phồng rộp thì dùng thêm kem mỡ Oxyde kẽm, kem mỡ kháng sinh để bôi lên da.

- Nếu xuất hiện dấu hiệu lở loét hay nhiễm khuẩn, rỉ mủ thì bố mẹ mua dung dịch xanh metilen 1% bôi cho bé.

- Trong trường hợp tình trạng của trẻ nặng hơn, các chuyên gia khuyên bố mẹ sau khi vệ sinh vết thương cho con thì nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để thăm khám. Bố mẹ không nên tự ý điều trị cho con tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phòng tránh kiến ba khoang đốt trẻ bằng cách nào?


- Với những trẻ đã lớn, bố mẹ cần hướng dẫn con không dùng tay để bắt, miết hay giết kiến ba khoang. Thay vào đó, nên thổi hoặc đặt 1 tờ giấy để kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

- Thường xuyên quan sát con để nhận ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nếu có tiếp xúc với kiến ba khoang.

 


- Hạn chế mở cửa, nên buông rèm hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực các cửa, lỗ thông khí, nhất là ở nơi gần cây cối, cánh đồng... khi bật đèn.

- Tránh cho trẻ chơi ở nơi có nhiều đèn sáng vì những khu vực này rất thu hút kiến ba khoang. Khi đi ngủ nên cho trẻ ngủ trong màn.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng, tránh ẩm ướt.

- Trước khi mặc quần áo hay dùng khăn lau mặt cho trẻ, bố mẹ nên kiểm tra trước để phát hiện kiến ba khoang nếu có.

- Khi phát hiện trong nhà có nhiều kiến ba khoang, có thể gây nguy hiểm cho con, bố mẹ nên liên hệ đơn vị y tế chuyên trách để được hướng dẫn và phối hợp xử lý kịp thời.

 

Nguồn Phapluatvabandoc

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đưa con đi tiêm vắc xin 6in1 thường được hỏi: "Tiêm loại của Bỉ hay Pháp", vậy bố mẹ đã biết 2 loại này khác nhau thế nào chưa? (5/10)
 Trẻ bị sốt có được tắm hay không, đây là câu trả lời của bác sĩ Nhi khoa (28/9)
 Con nhiễm nấm đen, bố mẹ tưởng bớt sắc tố (23/9)
 Sốt xuất huyết vào mùa, trẻ sơ sinh cũng nhập viện (12/9)
 Nhiều trẻ bị biến chứng sốt xuất huyết (12/9)
 Tưởng con chỉ bị sốt thông thường nhưng đi khám phát hiện mắc bệnh nguy hiểm, bố mẹ lưu ý vì rất dễ nhầm sang bệnh khác (7/9)
 Bé 2 tuổi ngủ dậy bị liệt cơ mặt, mẹ tá hỏa đưa đi khám thì 'ngã ngửa' khi bác sĩ nói nguyên nhân (7/9)
 Chảy máu cam và cách xử trí (1/9)
 Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ (1/9)
 Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ (1/9)
 Con bị nhiễm virus RSV, bác sĩ nói nguyên nhân mà mẹ "chết lặng" vì không ngờ hành động của bố mỗi ngày đã gây ra (1/9)
 Trẻ bị nấm lưỡi: Các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn (22/8)
 Những sai lầm khi sử dụng thuốc có thể “lấy mạng” trẻ mà 80% mẹ mắc phải (22/8)
 Mẹ nào cũng cho con ăn chuối để bớt táo bón nhưng bác sĩ Collin khuyên trẻ đang bị tình trạng này nên hạn chế ăn (18/8)
 Choáng khi nhận tin con gái mắc ung thư, mẹ dằn vặt vì lơ là việc ăn sáng của con (18/8)
 Tưởng con chỉ bị sốt thông thường nhưng đi khám phát hiện mắc bệnh nguy hiểm, bố mẹ lưu ý vì rất dễ nhầm sang bệnh khác (11/8)
 Những triệu chứng vô tình bị bỏ qua của bệnh nhân Covid-19 (11/8)
 Chăm sóc bé bị ho về đêm (3/8)
 Cách giảm thiểu trẻ mắc viêm phế quản (3/8)
 Trẻ em suy nhược cơ thể, vì sao? (1/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i