Bệnh về tiêu hóa
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh về tiêu hóa
   Bệnh tiêu chảy gia tăng ở trẻ em

Thời gian gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiêu chảy phải nhập viện ngày càng gia tăng. Nhiều gia đình có tới 3, 4 trẻ cùng bị bệnh. Thống kê  tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có từ 30-35 trẻ bị tiêu chảy cấp  nhập viện với các triệu chứng nặng cần phải được  can thiệp kịp thời.

Tiêu chảy kéo dài, thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày, được khởi đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là trẻ đi ra phân lỏng, mùi chua, có bọt, nhiều gaz, hậu môn đỏ, phân nước (cơ thể kém hấp thu đường); phân nhầy bóng mỡ (kém hấp thu mỡ); phân xốp với khối lượng lớn (kém hấp thu đạm); phân có màng nhầy máu khi bị lỵ trực khuẩn; phân nát không thành khuôn. Đó là những triệu chứng nhiễm trùng của nhiều loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng đường ruột.

Các yếu tố và nguy cơ gây bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ là do trẻ bị suy dinh dưỡng, không được nuôi bằng sữa mẹ (ăn sữa bò tiêu chảy kéo dài tăng 25-200%); trẻ có tiền sử thường xuyên tiêu chảy, mắc bệnh sởi, lỵ, các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị suy giảm miễn dịch; do điều trị tiêu chảy cấp không đúng...

 Để điều trị bệnh, ngoài việc bù nước với dung dịch gồm nước, glucoza, chất điện giải thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà các chuyên gia tiêu hóa và dinh dưỡng đưa ra là điều trị dinh dưỡng (97,14% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên thế giới là do suy dinh dưỡng nặng). Bởi khi mắc bệnh, sẽ làm  giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể (có thể đến 30% các chất dinh dưỡng) ngay ở những ngày đầu tiên trẻ bị tiêu chảy cấp vì chán ăn.

Trong thời kỳ tiêu chảy, cơ thể trẻ giảm hấp thu các chất dinh dưỡng do nhu mao ruột bị tổn thương nên diện tích hấp thu giảm, làm thiếu các men disaccharidase, giảm nồng độ muối mật trong ruột (cần thiết cho quá trình hấp thu chất béo). Bên cạnh đó, nhu cầu các chất dinh dưỡng của trẻ bị tiêu chảy thường tăng phục vụ cho việc chuyển hóa, phục hồi tế bào ruột bị tổn thương, bù lại protein huyết thanh bị mất... Tuy nhiên, không phải hễ bị tiêu chảy là trẻ  suy dinh dưỡng. Thực ra, trong quá trình trẻ bị tiêu chảy, một lượng lớn các chất dinh dưỡng vẫn được tiêu hóa, hấp thu và sử dụng. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy sự phục hồi của niêm mạc ruột, kích thích sản xuất các men tiêu hóa, giúp sự hấp thu các chất dinh dưỡng sớm trở lại bình thường.

 Vì vậy, bác sỹ dinh dưỡng đã khuyên các bà mẹ nên chú ý sử dụng chế độ ăn theo công thức của Tổ chức Y tế thế giới gồm ngũ cốc, sữa, đậu nành, dầu, cháo thịt gà cho trẻ khi mắc bệnh, vì những thức ăn này cung cấp hàm lượng năng lượng cao, có axít amin cần thiết giúp quá trình điều trị bệnh khỏi nhanh. Tuyệt đối không được phòng bệnh cho trẻ bằng cách uống kháng sinh khi trẻ chưa mắc bệnh.  Bệnh truyền qua thức ăn và sữa của trẻ bị nhiễm khuẩn. Trong nhà trẻ bệnh còn lây qua đồ chơi và bàn tay của trẻ nhiễm khuẩn. Do đó, phải rửa tay vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đại tiện.     

Hà Nội Mới

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông (1/11)
 Nhiễm độc vì kỵ thức ăn (18/9)
 Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. (11/9)
 Đau bụng ở trẻ em. (5/9)
 Tiêu chảy: Bệnh thường gặp ở trẻ em (5/9)
 5 bệnh trẻ thường gặp vào mùa nắng. (29/8)
 Men tiêu hóa....khó tiêu hóa! (16/8)
 Ỉa chảy cấp ở trẻ em. (20/4)
 Tiêu chảy mùa hè - Bệnh không thể coi thường (19/4)
 Lồng ruột ở trẻ nhỏ (13/4)
 Các biểu hiện bình thường ở hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ (22/3)
 Ăn vội vàng có thể gây thủng ruột (20/3)
 Làm gì khi bé bị táo bón? (9/2)
 Xử trí tại nhà khi bé bị đi chảy. (21/1)
 Hai loại vắc-xin mới phòng tiêu chảy (6/1)
 Trẻ và bệnh viêm ruột thừa (10/10)
 Bệnh lý trực trùng ở trẻ em: Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân (12/9)
 Bệnh đường ruột ở trẻ có liên quan đến chế độ ăn dặm (18/7)
 Trẻ đau bụng cấp: Không nên xem thường (19/1)
 Viêm tai giữa có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài ở trẻ em (9/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i