Thông tin tư vấn
Trẻ vào lớp 1 > Thông tin tư vấn
   Chuẩn bị vào lớp 1

Đây là những điều người ta đã không nói với bạn về trường Tiểu học: Nó giống như cuộc hành trình của phụ huynh hơn là hành trình của các bé.
Bắt đầu trường tiểu học là một mốc dấu lớn trong cuộc sống của trẻ, và là giai đoạn khó khăn cho cha mẹ với những quyết định quan trọng giúp bé thích ứng với môi trường mới. Bài viết này tổng hợp những mối quan tâm và các mẹo từ phụ huynh đã trải nghiệm và thấy hiệu quả.


1. Sẵn sàng đọc đúng.
Chuẩn bị cho con bạn vào lớp một cần đảm bảo bé có kiến thức sơ đẳng về đọc và viết. Điều này không có nghĩa bé phải đọc thông, viết thạo, biết ghép vần thành thục hay đọc vanh vách các đoạn văn thơ ngắn. Bé chỉ cần làm quen với bảng chữ cái, bảng chữ số, bé hiểu về sử dụng âm học. Việc này giiups bé đánh vần trong giai đoạn đầu của lớp 1 thuận lợi hơn. Ngoài ra, phụ huynh cần cải thiện kỹ năng cầm bút, khả năng bắt chước, nhờ đó trẻ bắt kịp các bài học ở lớp.
Tránh việc bé đã biết hết tất cả những nội dung học tập của lớp một, nhiều bé giai đoạn đầu đã "biết tuốt" dễ gây ra tâm trạng chán nản, không có thói quen tiếp thu kiến thức mới, dần dần bé sẽ bị tụt dốc trong quá trình học tập lâu dài.


2. Bồn cầu!!! Mới to làm sao!
Dù nhiều trẻ đã hoàn thiện kỹ năng vệ sinh trước khi vào lớp một, nhưng vấn đề bồn cầu vẫn nan giải. Ở mẫu giáo, trẻ đã quen việc đi vệ sinh bất cứ lúc nào bé có nhu cầu, và giờ đi vệ sinh chung thì các bé lại được giáo viên cùng dắt đi theo nhóm lớn. Khi vào lớp một, bé chỉ được giải lao theo một khoảng thời gian ngắn nhất định, các bé không phải luôn được cô giáo dắt tận tay đến nhà vệ sinh, đặc biệt là không phải bé nào cũng biết cách sử dụng nhà vệ sinh "người lớn".
Để bé quen với kích cỡ bồn cầu bình thường, hãy giúp bé luyện tập ở nhà, chuyển từ bồn cầu bé sang sử dụng bồn cầu "người lớn", không cần sự hiện diện của phụ huynh.


3. Dậy ngay và luôn.
Nếu bé học buổi chiều, phụ huynh có thể dễ thở hơn về thời gian. Nhưng nếu bé học buổi sáng, cha mẹ luôn vướng phải giờ "cao điểm" khi giờ đi làm đã đến gần, con đã sắp vào học nhưng bé vẫn chưa ra khỏi giường. Phụ huynh sẽ vô cùng vất vả phải đánh thức con, mặc quần áo hay hướng dẫn con mặc quần áo, cho con ăn sáng và đưa con vào lớp trước khi chuông reo.
Việc tạo lập thời gian biểu ở nhà giúp bé rất nhiều. Những tháng đầu tiên bé vào lớp một có thể áp lực lớn vì bé chưa có khái niệm đúng giờ, vì đó hãy hướng dẫn bé thực hiện các công việc hàng ngày của bé theo một lịch trình ở nhà bằng việc kiên trì nhắc nhở liên tục. Một khi bé đã quen với thời gian biểu, bé không những chỉ biết chính xác thời gian khi nào bé phải làm gì, mà bé còn ít phản ứng lại vì sao bé không được chơi đồ chơi hay xem ti vi, vì đó là thời gian làm bài tập chứ không phải thời gian giải trí.


4. Việc cải tiến phương pháp dạy và học là không bao giờ ngừng.
Phương pháp giảng dạy đã thay đổi đáng kể qua nhiều năm gần đây. Điều bạn đã từng học ở trường có thể thực sự khác rất nhiều so với những gì con bạn sẽ học. Ví dụ vào thời của phụ huynh, việc "lấy giáo viên là trung tâm" là phương pháp dạy chủ đạo, theo phương pháp này thì người học ngồi im lắng nghe kiến thức của giáo viên truyền dạy; nhưng với thời đại mới, "lấy trẻ là trung tâm" lại là phương pháp thay thế, giáo viên chỉ là người tổ chức, cung cấp nguyên vật liệu tạo ra các hoạt động cho trẻ. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi bé chia sẻ với bạn nhiều nội dung, cách thức học mới ở trường. Bạn hãy đóng vai một người bạn để cùng chia sẻ, ngạc nhiên với những kiến thức, phương pháp dạy và học mới mẻ hàng ngày bé được biết.


5. Đi cùng với dòng chảy.
Rất bình thường khi phụ huynh luôn mong những điều tốt nhất đến cho con cái, đối với việc học cũng vậy. Ngay cả khi không phải do bản chất bạn muốn thúc đẩy con học tập điên cuồng, thì sau này giáo viên cũng sẽ khiến bé phải liên tục lưu ý học tập và tiến về phía trước. Phụ huynh hãy luôn nhắc nhở mình phải tìm cách khuyến khích con hiệu quả nhất. Phụ huynh không được bỏ bê hay sụp đổ dưới áp lực này.
Hãy rèn bé để bé chính là người hỗ trợ bạn trong nỗ lực này. Trong hoạt động thường ngày ở trường và ở nhà, hãy sẵn sàng chấp nhận điều chỉnh bé đối diện với những thách thức. Ghi nhận rằng con mình phải "lớn lên", phải có kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Thời kỳ mẫu giáo đã xa. Trường tiểu học không như mẫu giáo, nơi quy mô lớp học vừa đủ, có nhiều giáo viên trong một lớp, giáo viên luôn giám sát đảm bảo mọi hoạt động của bé phải được an toàn nhất, mỗi bé được chăm sóc tốt nhất. Có thể nói, ở trường tiểu học, bé phải học một chuỗi các kỹ năng để trở thanh một "học sinh lớn".
Các chuyên gia khuyên phụ huynh đừng quá băn khoăn việc mất tẩy hay bút, và những rủi ro khác có thể xảy ra, hãy tập trung vào những niềm vui nhận thức mới của con, làm nhẹ những sự cố bực bội lại. Ghi nhớ rằng bé sẽ ngày một trưởng thành và vượt lên trên mỗi hoàn cảnh mới, vì bé có bố mẹ bên cạnh lắng nghe, chia sẻ, hướng dẫn bé cách tốt nhất đối phó với thách thức.


6. Hãy chấp nhận cuộc chiến.
Một phụ huynh chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm của đứa con đang học lớp một của mình về nghi ngờ việc con có thể đang bị rối loạn khả năng chú ý. Tuy nhiên, giáo viên bỏ qua, xem nhẹ lo lắng này của phụ huynh. Cuối học kỳ, phụ huynh đó nhận ra rằng con mình không hoàn thiện được các bài tập trong giáo trình lớp một, phụ huynh này quyết định phải có hành động thay đổi.
Chị gặp giáo viên lớp 2 của bé, nhấn mạnh những trở ngại trong việc học tập của con, đề nghị giáo viên tích cực trao đổi, thông báo thêm cho mình về những vấn đề của con ở lớp, nhờ đó chị kết hợp việc hỗ trợ con tại nhà, tránh tình trạng này trầm trọng hơn. Phụ huynh cần đối phó để mọi tình huống của con luôn được kiểm soát, hãy trao đổi thẳng thắn cho tới khi nhận được hỗ trợ thiện chí và tích cực từ giáo viên, hãy giữ mọi kênh liên lạc có thể: email, di động, lời nhắn, sổ liên lạc...
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho bé vào lớp một. Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Điều cần thiết nhất là hãy bình tĩnh, tìm hiểu chủ động và chia sẻ mối quan tâm này với những phụ huynh đang cùng hoàn cảnh của bạn cũng như những phụ huynh đã thực hiện giúp con vượt qua giai đoạn lớp một một cách tốt đẹp nhất.

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:


ThuThuHaHa

Ba mẹ giúp con sẵn sàng tâm thế vào lớp 1 năm học 2017-2018
Ngày gửi: 12/17/2016 9:21:15 PM

Tôi đồng ý với người viết cho rằng có lẽ hành trình vào lớp 1 là hành trình của cha mẹ hơn là của con. Lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của mẫu giáo sang hoạt động học tập là trọng tâm của học sinh tiểu học. Cha va mẹ hãy giúp con sẵn sàng tâm thế vào lớp 1 với việc cho con tham gia câu lạc bộ tại Trường Quốc tế Tesla. Con thoải mái sẵn sàng vào lớp 1, cha mẹ an tâm con đã lớn khôn hơn. CLB Tiếng Anh + Kỹ năng sống – Khai giảng Chiều thứ 3 hàng tuần, CLB Khoa học vui - Khai giảng Chiều thứ 5 hàng tuần, CLB Thể thao + Kỹ năng sống – Sáng thứ 7 hàng tuần. Sau 12 tuần, con làm quen các kỹ năng cơ bản của bài thi Tiếng Anh Quốc tế Cambridge Starters và Phản xạ tự nhiên, linh hoạt bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Con biết quan sát, tư duy, được thực hành, thuyết trình với các thí nghiệm thực tế. Con được thỏa mãn tìm tòi và thêm yêu thích khám phá với khoa học. Con rèn luyện phát triển nghe – nói - phát âm chuẩn trong khi tham gia các môn thể thao, ngoài trời trong khuôn viên thoáng mát, rộng rãi của trường. Con được học các kỹ năng cuộc sống cần thiết cho học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung: giao tiếp lịch sự, đúng lễ giáo; vệ sinh cá nhân; ý thức học tập tự giác, trách nhiệm,….Tham gia câu lạc bộ, con được hưởng nhiều ưu đãi từ trường Tesla. Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Phòng Tuyển sinh 0936.386.955 (cô Thu Hảo).


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuẩn bị hành trang vững chắc cho bé vào lớp 1 (14/6)
 Cần chuẩn bị gì cho bé khi chuẩn bị vào lớp 1? (19/11)
 Trẻ 5 tuổi có được vào lớp 1? (19/11)
 Ráo riết chạy đua cho con luyện chữ vào lớp 1 (10/4)
 3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1 (23/11)
 Phát triển IQ cho bé (23/11)
 Khi con sợ đến trường (2/11)
 Khi con bắt nạt bạn bè hoặc bị bạn bè bắt nạt (2/11)
 Cùng con vào lớp 1 (1): Hội chứng “sợ trường” (17/10)
 Cùng con vào lớp 1 (2): Vượt qua "cửa ải" (17/10)
 Cùng con vào lớp 1 (cuối): Sự cần thiết của lớp học bước đệm (17/10)
 Trẻ học trước chương trình: Hậu quả khôn lường (4/10)
 Dạy con tính tự giác (21/9)
 22 điều bé nên biết trước khi đi học (16/9)
 Dạy bé biết đánh vần tên mình. (16/9)
 Vai trò của việc vui dạy bé học toán (29/8)
 Làm cách nào để dạy bảng chữ cái cho trẻ hiệu quả nhất ? (29/8)
 Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 (23/8)
 Con vào lớp 1 (23/8)
 Bí quyết chuẩn bị tâm thế cho bé vào lớp 1 (28/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i