Như đã giải thích ở trên, việc chuẩn bị tinh thần cho các anh chị của bé là một điều rất thiết yếu, hãy lắng nghe xem các anh chị của bé sẽ mong mỏi điều gì sao cho khi bé ra đời thì bọn trẻ sẽ không có quá nhiều bất ngờ. Hãy để bọn trẻ nhận lấy một trách nhiệm nào đó bằng cách tranh thủ có được sự hỗ trợ của chúng. Nếu bạn nói với bọn trẻ về những điều có lợi mà chúng sẽ nhận được cũng như việc đứa em trai hoặc em gái bé bỏng sẽ học được từ chúng và yêu chúng nhiều như thế nào thì bạn sẽ tạo ra một ý thức tự hào và trách nhiệm bên trong bọn trẻ.
Khi bé chào đời, tiếp tục thực hiện phương pháp này bằng cách khuyến khích bọn trẻ giúp bạn chăm sóc trông nom em bé. Đừng đặt ra bất kì áp lực nào cả, nhưng ở một vài đứa trẻ thì chúng sẽ muốn thử thách thật sự. Ví dụ chúng có thể chuyển cho bạn một chiếc khăn tay lúc tắm cho em bé hoặc đi lấy cái yếm trong ngăn tủ.
Phù hợp với các thói quen mới
Nếu bọn trẻ trong nhà bạn lớn hơn một chút thì chúng có thể thích ứng với sự có mặt của một thành viên mới tốt hơn là một đứa trẻ nhỏ, miễn là bạn có thể linh hoạt trong việc làm cho các nhu cầu của bé phù hợp với bọn trẻ trong nhà. Nếu bạn nói với chúng là việc tập bóng đá bị hủy bỏ trong một vài tháng tới vì đụng với giờ ăn thì bạn có thể gặp rắc rối cho nên việc lên kế hoạch một cách cẩn thận sẽ ngăn chặn hầu hết những vấn đề nảy sinh.
Cho dù bạn có cố gắng làm giảm thiếu sự gián đoạn trong lối sống của lũ trẻ bằng cách nào đi chăng nữa thì những thay đổi sẽ không bao giờ tránh khỏi sau khi em bé ra đời. Thời điểm khởi đầu là lúc bạn luôn có ít sự sẵn sàng. Và bạn có thể cần chúng để giữ cho không khí được trầm lặng hoặc gắn kết các hoạt động xung quanh thời điểm ngủ trưa và thời điểm cho bé bú. Rõ ràng là bạn có thể tránh việc thay đổi các lề thói hàng ngày của bọn trẻ nhiều hơn thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Nhưng nếu như không thể tránh được thì hãy thử làm theo những gợi ý sau:
• Hãy đưa ra những lời cảnh báo đối với chúng ngay khi có thể
• Giải thích lý do tại sao vấn đề đó lại cần thiết để chúng thích ứng
• Thừa nhận một điều nào đó không hay nhưng hãy chỉ ra những lợi ích hoặc đưa ra sự đền bù (Mẹ không thể chơi trò này với con vào lúc này nhưng thay vào đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe).
• Đừng nói với lũ trẻ là không nên làm cái này cái khác "vì em bé", điều này vô tình sẽ làm nảy sinh sự ganh tị
• Hãy để chúng biết chúng đang trưởng thành ở mức nào và kêu gọi chúng phát triển ý thức tự lập. Ban đầu bạn có thể cho chúng làm một vài công việc chẳng hạn như đổ thức uống vào trong chai, qua đó chúng sẽ cảm thấy trưởng thành hơn và bạn sẽ không phải tốn nhiều công sức. Nếu như bọn trẻ lớn hơn một chút thì có lẽ đây là thời điểm cho chúng đi xe đạp một mình đến nhà bạn của bạn thay vì đi nhờ xe bạn. Trẻ càng tự tin vào bản thân thì sự ganh tị càng giảm xuống.
• Luôn nhớ là hãy khen chúng để thể hiện sự hợp tác.
Đảm bảo là bọn trẻ trong nhà đều có cơ hội thể hiện sự riêng tư đối với em bé
Em bé thường rất thích sự chú ý từ các anh chị lớn hơn của chúng.
Hài hước về chuyện vệ sinh
Trẻ chưa đến tuổi đi học không những bị thu hút bởi các chức năng của cơ thể mà còn tự cho mình là chuyên gia trong việc xử lý mọi tình huống khi bé tè và ị. Bạn có thể làm cho một đứa trẻ nhỏ quan tâm đến em bé bằng cách nói về những nét tinh túy của tã lót và chức năng của nó là gì
Đảm bảo là bạn sẽ tận dụng triệt để thời gian thư giãn bên cạnh gia đình và làm hết mình để giúp bọn trẻ trong nhà chấp nhận đứa bé.