Sức khoẻ
   Khi con bọ sốt tấn công
 

Danielle Lim trò chuyện với bác sĩ Delvin Ng từ phòng khám Healing Light để thu thập những dữ liệu về bệnh cúm.

Bệnh cúm, hay còn được gọi tắt là "cúm" là một loại bệnh dễ lây lan gây ra bởi virus cúm. Virus này tấn công vào bộ máy hô hấp. Triệu chứng của bệnh cúm thường là đột ngột sốt cao, viêm họng, ho, nhức đầu, nhức mỏi các cơ, mệt mỏi chán ăn và nghẹt mũi.

Có 3 loại bệnh cúm chính: đó là cúm A, cúm B, và cúm C. Cúm A và cúm B được liên kết với các dịch bệnh và dịch cúm hàng năm. Với sự căng thẳng của loại cúm A này nó sẽ gây ra thêm nhiều bệnh khác nghiêm trọng hơn. Cúm C thường hiếm khi được phát hiện và chỉ kết hợp với loại bệnh nhẹ không thường xuyên.

Thuật ngữ "cúm" thông thường (và thường không chính xác) được dùng để ám chỉ một loại bệnh với triệu chứng như là chảy nước mũi, hắt hơi, viêm họng, ho và phát sốt. Những triệu chứng này là dấu hiệu mà bạn chỉ đơn giản nghĩ rằng đó là bệnh cảm thông thường. Bệnh cúm thường gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn là bệnh cảm thông thường và do nhiều loại virus khác nhau gây ra.

KHI TRẺ NHỎ MẮC BỆNH CÚM.
Cách chữa trị tốt nhất khi mắc bệnh cúm là nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bác sĩ Delvin Ng cũng khuyên mọi người rằng những hoạt động thể chất như chạy bộ và thể thao thì nên tránh. Và thêm một điều nữa là bệnh cúm rất dễ lây lan nên phải cho trẻ ở nhà. Chúng ta cũng không cần thiết phải hỏi bác sĩ về công dụng của thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh không dùng để chống lại bệnh cảm cúm vì các nhà nghiên cứu chỉ làm ra những loại thuốc này để chống lại vi khuẩn và không có tác dụng để chống lại virus.

NGĂN NGỪA SỰ NHIỄM BỆNH
Bệnh cúm có thể bị lây lan khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Nó có thể lây nhiễm một cách gián tiếp khi một người chạm vào bề mặt của vật gi đó mà có virus bám trên đó (ví dụ như là cái nắm đấm cửa) rồi sau đó tiếp xúc với miệng. Sự truyền nhiễm cũng có thể xảy ra khi người bệnh ăn chung với người khác.

Cảm lạnh hay cúm?
Theo bác sĩ Delvin Ng từ khoa phẫu thuật nha khoa và chuyên khoa The Healing Light, bởi vì bệnh cúm và những bệnh cảm lạnh thông thường có thể cho thấy sự gia tăng bằng những triệu chứng khác nhau, rất khó phân biệt giữa hai loại bệnh này.

Tuy nhiên, cúm thường có khuynh hướng dữ dội và trầm trọng hơn, với nhiệt độ khi sốt sẽ cao hơn, và có triệu chứng kéo dài hơn. Bệnh cúm cũng có khuynh hướng liên quan nhiều hơn đến các loại bệnh đau nhức cơ bắp thường thấy phổ biến, và sự mệt mỏi. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh cúm có thể dẫn đến một số biểu hiện như là thở gấp, khó thở hoặc trẻ sẽ trở nên dễ dàng cáu kỉnh hoặc cực kỳ buồn ngủ.

Ngược lại, bệnh cảm lạnh thông thường có khuynh hướng bị hạn chế ảnh hưởng đối với cơ quan hô hấp ở bên trên, gây chảy nước mũi, hắt hơi và viêm họng. Mặc dù không rõ ràng, nhưng đây là hướng dẫn được cung cấp bởi Singapore Health Promotion Board để giúp phân biệt được hai triệu chứng trên.

Khi trẻ bị bệnh
Một trường hợp cúm nghiêm trọng có thể dẫn đến ho dị ứng và những biến chứng khác như là viêm cuống phổi, viêm xoang, những ảnh hưởng đến tai và viêm màng não (chứng viêm màng bao quanh não)

Đối tượng có nguy cơ lớn nhất chịu sự phát triển của những biến chứng này bao gồm những trẻ trên dưới 5 tuổi. Bệnh cúm có thể là loại bệnh nghiêm trọng đối với trẻ bởi vì cơ thể trẻ chưa xây dựng được nhiều các bộ máy phòng thủ để chống lại virus. Trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành có thể chống lại cơn bệnh nghiêm trọng ngay cả khi họ bị bệnh bởi vì lần bị nhiễm bệnh trước đã tăng cường hệ thống miễn dịch của họ. Bệnh cúm là bệnh nguy hiểm nhất đối với các trẻ đã từng gặp phải những vấn đề về phổi và tim như là bệnh suyễn, tim bẩm sinh, những thiệt hại với phổi do những dự tính sớm không chuẩn xác. Ví dụ như bác sĩ Ng đã chứng kiến rất nhiều những bệnh khác tấn công các bệnh nhân trẻ sau khi mắc bệnh cúm.

Tiêm chủng phòng tránh cúm
Bác sĩ Ng khuyên các bậc cha mẹ rằng trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi nên được tiêm chủng để phòng chống bệnh cúm. Thêm vào đó, những trẻ bị mắc những bệnh về phổi hay tim mãn tính, tiểu đường, những vấn đề về thận, những vấn đề về tắt nghẽn hay để ngăn chặn sự miễn nhiễm thì nên được tiêm chủng. Lợi ích của tiêm chủng cúm có nhiều tác dụng hơn là những nguy cơ kết hợp với tiêm chủng.

Cha mẹ khi dự định đưa trẻ đến những quốc gia có khí hậu ôn đới trong mùa đông thì cũng được khuyên là cho trẻ được tiêm chủng. Việc tiêm chủng yêu cầu tối thiểu 2 tuần để có hiệu quả và đôi khi sẽ có thêm những tác dụng phụ.

Giới hữu trách y tế khuyên rằng những vaccin cúm nên được lấy về mỗi năm bởi vì nó sẽ có tác dụng bảo vệ từ 6 đến 12 tháng. Những virus cúm liên tục trải qua sự thay đổi gen cho nên vaccin phải được cập nhật hàng năm để luôn bao quát những biến đổi hiện thời nhất.

Những dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp
Dưới đây là một vài dấu hiệu cảnh báo mà cần có sự lưu ý nhanh chóng về mặt y khoa.
- Sốt cao hoặc kéo dài
- Thở gấp và khó thở
- Màu da tái
- Làm biếng uống nước hay bất kì chất lỏng nào khác.
- Thay đổi thể trạng tâm thần như không thể tỉnh táo hoặc không thể tương tác qua lại, trở nên cáu kỉnh và trẻ không muốn bị giam giữ hoặc bị tai biến mạch máu
- Tệ hơn là xảy ra những căn bệnh mãn tính cơ bản.

Thói quen có lợi cho sức khỏe
Thực hành vệ sinh có thể giúp nguy cơ lây nhiễm. Cho trẻ rửa tay bằng xà bông và nước sạch, đặc biệt là trước khi đưa tay sờ lên mắt, mũi, miệng và sau khi đi vệ sinh. Khi chia thức ăn nên dùng bao tay phục vụ. Tạo cho trẻ có sức đề kháng bằng cách cho trẻ ăn cân bằng các dưỡng chất như trái cây và rau củ, thường xuyên tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ.

Dinhquang - mamnon.com
Theo Kids Health Guide

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dị ứng ở trẻ nhỏ (12/11)
 Tật nghiến răng ở bé (12/11)
 Những điều cần biết về chứng mỡ máu cao ở trẻ em (12/11)
 Thói quen gây hại cho tay bé (12/11)
 Sai lệch tư thế và tác hại đối với trẻ (10/11)
 Khi răng bị tổn thất (10/11)
 Xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ (10/11)
 Thể dục tạo cho trẻ một tinh thần minh mẫn (8/11)
 Tật mút ngón tay ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. (8/11)
 Phòng tránh bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ (8/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i