Bệnh truyền nhiễm
   Những ngộ nhận về bệnh thủy đậu
 
Nhiều người tưởng rằng để tránh thủy đậu lây lan, chỉ cần cách ly bệnh nhân 2-3 ngày cho đến khi hết mụn nước. Thực ra, người bị thủy đậu có thể truyền virus cho người khác trong vòng 10 ngày.

Trước khi phát bóng nước (nốt rạ) 2-4 ngày, bệnh đã có thể lây nhiễm cho người lành. Khả năng lây truyền này kéo dài 3-7 ngày sau khi mụn nước xuất hiện. 90% số người chưa miễn dịch với thủy đậu có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Vì thế, bệnh nhân nhất thiết phải được cách ly 7-10 ngày để tránh lây lan.

Một số ngộ nhận khác về bệnh:

Thủy đậu chỉ lây qua đường không khí

Bệnh này lây lan qua 4 đường: Không khí, hít phải nước bọt do người bệnh hắt hơi, ho; tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước (nốt rạ) vỡ ra; tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh và từ mẹ sang con qua nhau thai.

Chỉ có trẻ em mới bị thủy đậu

Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh nhân là trẻ em 5-11 tuổi; nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. Người lớn khi mắc thủy đậu thường nặng hơn so với trẻ nhỏ, sốt cao và kéo dài hơn, các nốt rạ nổi nhiều hơn. Người lớn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như viêm phổi (đặc biệt ở người hút thuốc lá và phụ nữ mang thai) và cũng Người có thể tử vong.

Nên cho trẻ mắc bệnh tắm nước lá, gốc rạ

Tắm nước lá, gốc rạ, bôi thuốc dân gian không rõ nguồn gốc... là những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần được giữ vệ sinh, tránh ủ kín, theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ biến chứng như sốt cao, mụn nước ửng đỏ xung quanh hay có mủ...

Văcxin phòng thủy đậu có nhiều phản ứng phụ

Văcxin thủy đậu an toàn, dung nạp tốt và phản ứng phụ rất thấp, chủ yếu là sưng, đỏ chỗ tiêm, thường nhẹ và thoáng qua. Trẻ cũng có thể sốt nhẹ sau tiêm và đó là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, không nên tiêm cho những người đang sốt cấp tính, tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai hoặc dự định thụ thai trong 3 tháng tới.

                               ( Theo Sài Gòn Tiếp Thị )
 
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thủy đậu: Không cho trẻ bệnh dùng thuốc Aspirine (19/3)
 Ngừa bệnh Rubella, thủy đậu, chân – tay – miệng ra sao? (17/3)
 Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. (16/3)
 Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu (15/3)
 Bệnh trái rạ, thời điểm thích hợp để tiêm ngừa (22/11)
 Biến chứng thần kinh ở trẻ bị bệnh tay-chân-miệng (21/9)
 Phòng ngừa bệnh “chân, tay, miệng” (15/9)
 Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác (25/7)
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i