Sức khỏe và Phát triển
   Cách giúp trẻ tăng động giảm chú ý học tốt hơn
 

 

Cha mẹ chia nhỏ nhiệm vụ học tập, kết hợp thời gian thư giãn, khen thưởng khi cần để trẻ tăng động giảm chú ý thích thú học và cải thiện kết quả.

 

Sự yên tĩnh cũng giúp trẻ tập trung hơn. (ảnh minh họa)


Tăng động giảm chú ý (ADHD ) là chứng rối loạn phát triển thần kinh, ảnh hưởng đến não bộ, khởi phát sớm và kéo dài. Tăng động giảm chú ý thường chia thành ba loại là tăng động, bốc đồng và hiếu động thái quá. Trẻ có thể học tập kém, gặp nhiều vấn đề khác.

 

Tạo không gian học tập yên tĩnh

 

Trẻ bị tăng động giảm chú ý vốn rất khó duy trì sự tập trung trong nhiều giờ. Cha mẹ thiết kế không gian học tập yên tĩnh cho con, tránh xa những yếu tố có thể gây xao nhãng như điện thoại, tivi. Tiếng ồn từ máy nghe nhạc, quạt cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ. Không gian không có tiếng ồn giúp trẻ chú tâm học tập, rèn luyện trí não và khả năng giữ bình tĩnh.

 

Chia nhỏ thời gian học

 

Ngay cả trẻ bình thường, học trong thời gian dài cũng dễ khiến chúng nhàm chán dẫn đến chống đối. Phụ huynh có thể chia nhỏ thời gian học cho bé. Thay vì dành một giờ để trẻ học ba buổi kéo dài 20 phút, người lớn có thể kết hợp cho con vui chơi, bổ sung đồ ăn nhẹ xen kẽ. Học một môn trong thời gian dài cũng khiến trẻ không còn hứng thú. Bé có thể học 10-15 phút môn Toán, sau đó chuyển sang tiếng Anh để vui vẻ, thoải mái, hiệu quả học cải thiện hơn.

 

Theo đúng lịch trình

 

Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, dễ dàng đi chệch hướng. Một lịch trình có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề này. Cha mẹ hướng dẫn trẻ chia bài tập về nhà thành các bài tập nhỏ. Sau đó, hãy sử dụng đồng hồ hẹn giờ hoặc ứng dụng báo thức giúp con thực hiện nhiệm vụ cho từng phần. Điều này lặp lại nhiều lần hình thành thói quen học tập cho trẻ.

 

Tạo động lực bằng phần thưởng

 

Bạn có thể khen thưởng khi con làm tốt nhiệm vụ được giao. Những lời động viên, khen ngợi đúng lúc tạo cho con tâm lý phấn khởi, học tập chăm chỉ. Thưởng cho bé đồ chơi theo sở thích, chế biến món ăn nhẹ, đưa con đi chơi cùng là gợi ý hay.

 

Trao đổi với giáo viên của trẻ

 

Trẻ có thể bỏ lỡ bài tập, hiểu sai hướng dẫn của giáo viên. Phụ huynh nên theo sát việc học của con, thường xuyên nói chuyện với giáo viên để biết khả năng tiếp thu kiến thức của bé trên lớp như thế nào. Đa số trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị bằng thuốc. Lưu ý lịch học, giờ uống thuốc của con để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

 

Lê Nguyễn (Vnexpress.net)

(Theo WebMD)

 

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em (21/10)
 Trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ khi xem thiết bị điện tử quá nhiều (21/10)
 Sốt siêu vi tưởng nhầm sốt xuất huyết (15/10)
 Lồng ruột ở trẻ nhỏ - Chậm cấp cứu coi chừng nguy hiểm (15/10)
 6 dấu hiệu bất thường ở trẻ (8/10)
 Cách phòng dậy thì sớm (8/10)
 Khi nào trẻ táo bón cần đo áp lực hậu môn trực tràng? (23/9)
 Cách phòng bệnh mùa mưa bão cho trẻ (23/9)
 Triệu chứng sởi và sốt phát ban khác nhau thế nào (5/9)
 Cách bảo vệ trẻ khỏi ô nhiễm không khí (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i