Xã hội
   Luật Nhà giáo chính thức được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8
 

Luật Nhà giáo sẽ được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến.

 

 


Tại buổi họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (chiều 20/10), ông Vũ Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến Luật Nhà giáo.

 

Theo Tờ trình của Chính phủ, xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", nhà giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục";

 

Xây dựng Luật Nhà giáo cũng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng;

 

Đồng thời tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.

 

Dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, Quản lý nhà nước về nhà giáo.

 

Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều. Quan điểm khi xây dựng Luật Nhà giáo gồm:

 

Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về nhà giáo, nhất là thể chế hoá một trong ba đột phá chiến lược được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

Thứ hai, cụ thể hoá và bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Hiến pháp, nhất là quy định tại Điều 61 về việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.

 

Thứ ba, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Kế thừa và pháp điển các quy định của một số luật hiện hành liên quan đến nhà giáo để quy định thống nhất tại Luật này, đồng thời, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, khoảng trống của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề nhà giáo, qua đó, kiến tạo môi trường pháp lý đầy đủ, toàn diện và đồng bộ nhằm thuận lợi để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, xã hội hóa.

 

Toàn cảnh họp báo - chiều 20/10.


Thứ tư, kiến tạo một số chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Trong đó, tập trung vào các quy định nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Đảng và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của giáo dục, khoa học, công nghệ trên thế giới (nhất là trí tuệ nhân tạo) để thực hiện một trong ba đột phá chiến lược là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

 

Thứ năm, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có quy định của pháp luật về nhà giáo.

 

Theo Giaoducthoidai

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thúc đẩy dự án hỗ trợ đổi mới phát triển giáo dục Mầm non (21/10)
 Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Không thể đòi hỏi đặc quyền đặc lợi (15/10)
 Đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu, Bộ GD&ĐT nêu lý do (15/10)
 TP.HCM ban hành bộ tiêu chuẩn trường học số (8/10)
 Phụ cấp ưu đãi khi giáo viên ốm đau, thai sản sẽ do đơn vị nào chi trả? (8/10)
 Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12 (25/9)
 Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ (23/9)
 Lạm thu đầu năm do "đẻ" ra quỹ lớp, quỹ trường (10/9)
 Lào Cai: Nhiều trường bị ảnh hưởng bão, an toàn cho GV, học sinh được ưu tiên (10/9)
 Chủ tịch TPHCM yêu cầu chấn chỉnh việc lạm thu trước ngày khai giảng (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i