Luật Nhà giáo chính thức được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Luật Nhà giáo sẽ được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến.
Theo Tờ trình của Chính phủ, xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", nhà giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục";
Xây dựng Luật Nhà giáo cũng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng;
Đồng thời tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề; góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục.
Dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, Quản lý nhà nước về nhà giáo.
Dự thảo Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 71 điều. Quan điểm khi xây dựng Luật Nhà giáo gồm:
Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về nhà giáo, nhất là thể chế hoá một trong ba đột phá chiến lược được nêu tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Thứ hai, cụ thể hoá và bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Hiến pháp, nhất là quy định tại Điều 61 về việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.
Thứ ba, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Kế thừa và pháp điển các quy định của một số luật hiện hành liên quan đến nhà giáo để quy định thống nhất tại Luật này, đồng thời, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những vướng mắc, khoảng trống của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề nhà giáo, qua đó, kiến tạo môi trường pháp lý đầy đủ, toàn diện và đồng bộ nhằm thuận lợi để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, xã hội hóa.
Toàn cảnh họp báo - chiều 20/10.
Thứ năm, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có quy định của pháp luật về nhà giáo.
Theo Giaoducthoidai |