Thói quen đọc sách hàng ngày có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến sự phát triển lành mạnh ở trẻ.
Nếu bạn đọc to cho con nghe, bộ não của con cũng có thể học cách phát âm chính xác các từ. (Ảnh: ITN).
Các chuyên gia khẳng định rằng việc đọc giúp cải thiện các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ, đồng thời hỗ trợ sự phát triển nhận thức.
Có một số cách để gia đình và giáo viên tạo thói quen đọc sách cho trẻ nhỏ, chẳng hạn như kết hợp những cải tiến công nghệ mới để khuyến khích trẻ đọc sách.
Lợi ích khi trẻ có thói quen đọc sách
Mở rộng vốn từ vựng: Trẻ học từ thông qua việc tiếp xúc với chúng. Vì vậy, việc đọc giúp con gặp được nhiều từ và cách viết khác nhau.
Nếu bạn đọc to cho con nghe, bộ não của con cũng có thể học cách phát âm chính xác các từ.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Đoạn này có thể liên quan một chút đến đoạn trước, vì khả năng cấu trúc và hiểu các câu phức tạp, có ý nghĩa bắt nguồn từ vốn từ vựng của chúng ta. Do đó, trẻ có thói quen đọc sách tốt có thể bày tỏ cảm xúc và giao tiếp với người khác dễ dàng hơn.
Tăng khoảng chú ý: Một số trẻ có khoảng thời gian chú ý khá ngắn do các loại phương tiện truyền thông hiện nay ngắn hơn và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, thời gian tập trung ngắn gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống sau này của trẻ.
Việc đọc giúp loại bỏ sự kích thích quá mức và giúp trẻ tập trung vào một hoạt động hoặc một chủ đề trong thời gian dài hơn.
Tăng cường trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo: Sách đưa người đọc vào cuộc hành trình trong thế giới của trí tưởng tượng. Trẻ em khám phá cuộc sống dưới con mắt của các nhân vật trong sách như một đứa trẻ, một chú gấu trúc, một cái cây hay thậm chí là một chiếc ô tô.
Chúng có thể đồng cảm với những nhân vật đó và xây dựng những ý tưởng sáng tạo. Những thế giới hư cấu nâng cao khả năng sáng tạo khi chúng thôi thúc trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình.
Phát triển kỹ năng phân tích: Trẻ đọc sách có xu hướng đưa ra nhiều ý kiến độc đáo hơn và đặt câu hỏi về những gì chúng đọc, học và được kể.
Ngoài ra, sách còn cung cấp cho con bạn nhiều tình huống để con khám phá các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Khơi dậy sự tò mò: Trẻ em tìm hiểu những địa điểm và nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới bằng cách đọc sách. Càng biết nhiều, chúng càng tò mò về thế giới bên ngoài ngôi nhà của mình. Đọc sách kích thích trí tò mò và giúp trẻ khám phá thế giới nhiều hơn.
Những cách cha mẹ giúp con hình thành thói quen đọc sách
Sách đưa người đọc vào cuộc hành trình trong thế giới của trí tưởng tượng. (Ảnh: ITN).
Đọc cho con nghe
Bạn không cần đợi con bắt đầu đọc sách để hình thành thói quen này cho con. Ngược lại, xây dựng thói quen đọc càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả lâu dài.
Bạn có thể ngồi cạnh con mỗi ngày trong một giờ và đọc những câu chuyện yêu thích cho con nghe. Bất cứ lúc nào cũng tốt, nhưng đọc chuyện trước khi đi ngủ có thể là lựa chọn tốt nhất.
Giờ kể chuyện này giúp con thư giãn vào cuối ngày vì hoạt động gia đình ấm cúng mang lại cho con sự thoải mái và cảm giác an toàn.
Hãy là một hình mẫu
Trẻ em tiếp thu rất nhiều thói quen từ cha mẹ hoặc người lớn tuổi trong gia đình chỉ bằng cách quan sát. Vì vậy, nếu bạn tự biến việc đọc thành thói quen, con bạn sẽ dễ dàng lấy ví dụ này và áp dụng cho chính mình.
Đảm bảo dành thời gian cho bản thân để ngồi đọc sách ngay cả khi con tự chơi, vẽ hoặc xem thứ gì đó. Việc bạn làm gương cũng sẽ khuyến khích con đọc sách.
Tạo không gian đọc
Vây dựng thói quen đọc sách có thể đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn vì con cần thời gian để khám phá những gì mình thích và không thích.
Hãy tạo một góc đọc sách được trang trí với những chiếc gối lớn và một khu vực ngồi thoải mái để con thích dành thời gian ở đó.
Ngoài ra, việc có một thư viện với nhiều loại sách khác nhau ở nhà sẽ khuyến khích con tìm tòi, khám phá sở thích của mình.
Hãy để con tự chọn sách
Trẻ em sẽ không muốn tiếp tục đọc một cuốn sách nếu chúng không thích hoặc không hứng thú với cuốn sách đó. Vì vậy, trước hết hãy cố gắng tìm những cuốn sách mà trẻ thích. Bằng cách này, trẻ muốn đọc nhiều hơn vì chúng sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hấp dẫn.
Đăng ký cho con tham gia câu lạc bộ sách
Ngoài việc cha mẹ là tấm gương, trẻ còn bị ảnh hưởng bởi bạn bè đồng trang lứa. Nếu có những người bạn cùng độ tuổi mà trẻ có thể trò chuyện về sách, sở thích và truyện tranh, trẻ sẽ có nhiề động lực hơn.
Tình yêu đọc sách có thể nhanh chóng trở thành thói quen trong tương lai. Câu lạc bộ sách đặc biệt có lợi cho học sinh học tại nhà vì các em được kết nối với các học sinh khác cùng lứa tuổi và được khuyến khích xây dựng thói quen đọc sách.
Theo twinscience.com
Theo Giáo dục và thời đại