Vui chơi cùng trẻ
   Lợi ích kỳ diệu khi trẻ được gần gũi thiên nhiên
 

 

Khoa học đã chứng minh, việc ít tiếp xúc với thiên nhiên trong những năm phát triển của trẻ - đặc biệt là giai đoạn 2-6 tuổi - có thể gây bất lợi.


Nghịch bật lửa làm cháy nhà, ngọn lửa bùng lên dữ dội trong phút mốt, lời cảnh tỉnh cho nhà có trẻ nhỏ
Nhiều bé khóc nức nở, dỗ mãi không nín sau khi xem Lật mặt 7 của Lý Hải, phim "chạm" đến trái tim trẻ nhỏ
Hội ''không răng'' và ''chưa bỏ bỉm'' gia nhập đường đua Pickleball cực ngầu, trò chơi "cuốn" cỡ nào mà trẻ nhỏ cũng mê?


Khi trẻ được ở gần thiên nhiên, lợi ích trẻ đạt được là vô biên. (Ảnh: ITN).


Vào đầu những năm 1980, Edward O. Wilson, một nhà tự nhiên học ở Harvard đã đặt ra thuật ngữ "biophilia", khẳng định con người bị thu hút theo bản năng đối với môi trường tự nhiên xung quanh họ.

 

Nghiên cứu cho thấy xu hướng này ở trẻ em đạt đỉnh điểm trong những năm đầu đời. Trong cuốn sách mang tên "Đứa trẻ cuối cùng trong rừng", Richard Louv đã làm sáng tỏ việc trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thiếu vắng thiên nhiên xung quanh mà ông gọi là "rối loạn thiếu hụt thiên nhiên".

 

Meghna Yadav, nhà tâm lý học trẻ em và Trưởng phòng Đào tạo KLAY cho biết: "Ít tiếp xúc với thiên nhiên trong những năm phát triển của trẻ - đặc biệt là trong những năm từ 2-6 tuổi - có thể gây bất lợi. Căng thẳng, lo lắng, tỷ lệ béo phì cao hơn và ADHD là một số tác động đã được nghiên cứu ở những trẻ không được hòa mình vào thiên nhiên.

 

Mặt khác, khi trẻ được ở gần thiên nhiên, lợi ích trẻ đạt được là vô biên. Thiên nhiên tạo ra một môi trường học tập, sáng tạo và kích thích trí tuệ của trẻ mà không môi trường nhân tạo nào có thể làm được.

 

Do đó, điều quan trọng là chúng ta cần mang con cái đến gần với thiên nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển của chúng và kết nối chúng với môi trường xung quanh".

 

Dưới đây là 5 cách thiên nhiên mang lại lợi ích cho trẻ:

 

Tăng cường khả năng chú ý của trẻ


Trẻ thường gặp khó khăn trong việc chú ý trong lớp học, thậm chí tình trạng này còn trầm trọng hơn sau đại dịch. Bị giam giữ trong bốn bức tường có thể khiến não trẻ sớm bị kiệt sức.

 

Môi trường xung quanh bằng bê tông gây bất lợi trong việc tăng cường khả năng chú ý vì việc hạn chế vận động được cho là gây mệt mỏi cho bộ não đang phát triển của trẻ.

 

Để chuyển hướng sự tập trung của não và mang lại sự chú ý trong lớp, môi trường tự nhiên đóng một vai trò quan trọng. Công viên và vườn trường kích thích não trẻ tiết ra các hormone hạnh phúc, nơi trẻ có thể dễ dàng giảm bớt căng thẳng trong lớp học bê tông.

 

Chỉ cần một cửa sổ trong lớp học nhìn ra cây cối cũng hữu ích trong việc cho phép trẻ nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và phục hồi sự chú ý.

 

Giảm căng thẳng nhờ thiên nhiên


Trẻ em thích các lớp học ngoài trời, đặc biệt vì nó giúp chúng hòa mình nhiều hơn với thiên nhiên và thúc đẩy chúng hoạt động thể chất. (Ảnh: ITN).


Trẻ em đôi khi rất nhạy cảm với những thay đổi. Khi trẻ học cách ổn định cảm xúc trước mọi thay đổi với sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cha mẹ và thầy cô, thiên nhiên cũng có thể giúp chúng vận động và trở nên kiên cường theo thời gian.

 

Hơn nữa, thỉnh thoảng đưa trẻ đến không gian xanh sẽ giúp chúng cải thiện phản ứng và khả năng thích ứng với các tình huống căng thẳng. Tương tác với thiên nhiên cho phép trẻ nhìn, nghe, ngửi và chạm vào môi trường ngoài trời, kích hoạt các giác quan và thư giãn đầu óc.

 

Thiên nhiên ủng hộ kỷ luật trong cuộc sống


Yadav nói: "Kỷ luật là bước đệm để phát triển những thói quen tốt. Những thực hành này giúp trẻ tiến lên phía trước trong việc trở thành người trưởng thành về mặt cảm xúc và xã hội. Do đó, điều quan trọng là trẻ phải có một cuộc sống kỷ luật để chúng học cách quản lý thời gian.

 

Nghiên cứu của Taylor, Kuo và Sullivan về mối tương quan giữa thiên nhiên và tính kỷ luật tự giác ở trẻ em đã kết luận rằng môi trường tự nhiên cải thiện khả năng tập trung, ức chế sự bốc đồng và trì hoãn sự hài lòng ở trẻ em."

 

Thiên nhiên mang lại hạnh phúc


Nghiên cứu cho thấy trẻ em thích các lớp học ngoài trời, đặc biệt vì nó giúp chúng hòa mình nhiều hơn với thiên nhiên và thúc đẩy hoạt động thể chất. Các chuyển động động học trong môi trường xung quanh cởi mở và tự nhiên sẽ giải phóng các hormone hạnh phúc gọi là endorphin có khả năng tăng cường tiếng cười và sự phấn khích.

 

Tương tác với môi trường tự nhiên cho phép trẻ vừa học vừa làm và khuyến khích chúng thử nghiệm các ý tưởng. Quá trình học tập qua trải nghiệm này được cho là sẽ tồn tại lâu hơn trong não trẻ và cũng đóng vai trò như chất xúc tác để trẻ chủ động trong việc thiết lập nhóm.

 

Thúc đẩy xã hội hóa


Để một đứa trẻ học tập tốt hơn, môi trường xã hội và thể chất tạo nên sự khác biệt rất lớn. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ có thời gian hòa nhập với môi trường xung quanh và phát triển mối quan hệ với bạn bè, giáo viên.

 

Bằng cách nâng cao các kỹ năng xã hội và cảm xúc thông qua các tương tác có ý nghĩa với nhau, việc học tập của các em sẽ được cải thiện. Tư duy phóng khoáng, tự nhiên và tiếp cận việc học theo cách riêng giúp các em sáng tạo, phát minh ra phương pháp tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

 

"Tóm lại, đưa thiên nhiên vào trường học là một cách tuyệt vời để trẻ hóa tâm trí giữa các giờ học. Bằng cách đó, tâm lý của trẻ được nâng cao, khiến trẻ bình tĩnh, vui vẻ và tươi sáng hơn. Môi trường tự nhiên cũng mang lại cho trẻ niềm vui học hỏi, trưởng thành và phát triển tư duy", Yadav nói.

 

Theo Giáo dục và thời đại

Theo timesofindia.indiatimes.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ kỹ năng thoát nạn trên ô tô (4/7)
 Cách đơn giản giúp trẻ cai điện thoại (26/6)
 Trẻ dùng thiết bị điện tử bao lâu là đủ? (26/6)
 "Cuộc chiến" trông con ngày hè: Cha mẹ toát mồ hôi, vừa trông con vừa làm việc (21/6)
 Thiết kế kỳ nghỉ hè bổ ích cho con (21/6)
 Cách thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp trên ô tô (14/6)
 5 nguyên tắc phụ huynh phải khắc cốt ghi tâm khi cho trẻ xuống nước (14/6)
 Cách cùng con có mùa hè 'vui - khỏe' (30/5)
 5 lợi ích không ngờ khi cho trẻ chơi với nước (30/5)
 Chuyên gia chỉ cách cha mẹ dạy con bơi (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i