Tâm lý
   Những kỹ năng tự vệ dạy trẻ càng sớm càng tốt
 

 

Trẻ cần được trang bị kỹ năng cần thiết để biết cách bảo vệ mình, hơn hết là biết tự vệ đúng lúc.

 


Cảnh sát cơ động tập huấn "Bồi dưỡng kỹ năng tự vệ, xử lý tình huống bảo vệ bản thân" tại Trường Mầm non Quận 3 (TPHCM). Ảnh minh họa: ITN.


Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều trở thành đề tài thu hút với trẻ. Đó được coi là cơ hội để chúng mở rộng kiến thức, nhưng đồng thời cũng kèm theo mối nguy hại khôn lường.

 

Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết giúp trẻ tự tin, an toàn hơn trong quá trình khám phá cuộc sống.

 

Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con để kéo gần khoảng cách với con cái. Ở giai đoạn đang phát triển, trẻ mong muốn thể hiện bản thân, vì thế hãy giúp trẻ nhận thức được vấn đề và kết quả để con có thể biết cách hành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống.

 

Theo cô Nguyễn Thu Hằng - Bí thư Đoàn Trường THCS Hòa Lâm (Hà Nội), trẻ cần biết những kỹ năng sau.

 

Không tin và nghe theo người lạ


Hãy dạy trẻ tuyệt đối không được nghe theo lời dụ dỗ và đi theo bất cứ người lạ mặt nào. Không nhận bất kỳ món quà nào, không được ăn đồ ăn của người lạ. Không để người lạ chạm vào cơ thể đặc biệt là vùng kín trên cơ thể.

 

Phụ huynh cần thực hiện giáo dục giới tính sớm cho trẻ để trẻ hiểu được vùng nào nhạy cảm không nên động vào. Như vậy, trẻ sẽ tự mình nhận diện tình huống nguy hiểm. Không bao giờ mở cửa cho người lạ mặt vào nhà khi trong nhà không có người lớn.

 

Nhận biết nơi an toàn và người an toàn

 

Để giúp trẻ có thể bảo vệ mình thì phụ huynh đừng quên nhắc nhở con những nơi an toàn khi cần giúp đỡ. Đó là đồn cảnh sát, trường học, trung tâm thương mại hoặc gặp các chú công an, bảo vệ, thầy cô...

 

Cho con ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ gia đình, số điện thoại khẩn cấp. Đây là việc quan trọng mà phụ huynh cần giúp con ghi nhớ bằng cách nhắc lại liên tục cho con.

 

Hãy để trẻ học thuộc số điện thoại, địa chỉ gia đình và cả những số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể ứng biến kịp thời trong trường hợp cần thiết hoặc nguy cấp.

 

"Hét thật to" khi cần giúp đỡ

 

Một việc rất nhỏ nhưng lại thực sự rất cần thiết và hiệu quả trong trường hợp trẻ mầm non cần giúp đỡ đó là hãy hét thật to.

 

Trong những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp hãy dạy trẻ hét thật to "cứu cháu với" và kèm theo là những động tác vùng vẫy, phản kháng để gây sự chú ý để cứu trẻ khỏi những kẻ lạ mặt có ý định xấu.

 

Tự vệ cơ bản

 

Các phụ huynh hãy trang bị cho con em mình những kỹ năng tự vệ cơ bản với các môn học tự vệ như học võ, học bơi và nhiều môn thể thao khác phù hợp với độ tuổi. Như vậy sẽ giúp trẻ nâng cao thể lực sức khỏe và khi gặp nguy hiểm sẽ nhanh trí, linh hoạt để xử lý tình huống không bị thụ động.

 

An toàn giao thông

 

Cha mẹ nên dạy trẻ nhớ đường về nhà, cách nhận biết một số biển báo giao thông khi cần qua đường an toàn tại các nơi có tín hiệu đèn giao thông. Bên cạnh đó là các kỹ năng đi xe đạp, đi đúng phần đường của người đi bộ, người đi xe đạp...

 

Ảnh minh họa ITN.


Tìm kiếm sự giúp đỡ

 

Ở độ tuổi mầm non, trẻ chưa có nhiều khả năng xử lý tình huống và bảo vệ bản thân. Vì thế, phụ huynh cần trang bị kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người khi con gặp nguy hiểm mà không có bố mẹ ở bên.

 

Cha mẹ có thể đề cập đến các tình huống nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như đi lạc bị người lạ tiếp cận thì trẻ cần la lớn, gào khóc to để kêu gọi sự chú ý của mọi người.

 

Xử lý khi gặp hỏa hoạn

 

Khi không có cha mẹ, người thân ở bên cạnh, mà con gặp phải vấn đề hỏa hoạn thì cần chạy ngay ra khỏi chỗ nguy hiểm bằng cách dùng khăn ẩm che mặt, tận dụng lối thoát hiểm để đi ra và tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh như kêu, la, khóc to để thu hút mọi người.

 

Ứng xử khi đi lạc

 

Trẻ thường dễ bị mất tập trung và hay tò mò nên dễ xảy ra trường hợp trẻ đi lạc ở chỗ đông người. Vì thế, dạy trẻ cách ứng xử khi đi lạc đường rất cần thiết. Đầu tiên, trẻ phải luôn bám tay, nắm áo người đi cùng. Khi đi lạc phải la to lên gọi bố mẹ, người thân. Ngoài ra, trẻ nên học thuộc số điện thoại của cha mẹ để có thể tìm người giúp gọi điện cho người thân đến đón nếu đi lạc.

 

Ở nhà một mình

 

Khi ở nhà một mình, dạy trẻ tuyệt đối không trả lời, không mở cửa khi có người lạ gọi cửa. Nếu nghe đúng tiếng bố mẹ thì mới mở cửa cho vào hoặc đưa ra các câu hỏi bí mật mà chỉ trẻ với bố mẹ mới biết. Hoặc nếu có người cố tình đột nhập vào nhà thì gọi điện cầu cứu bố mẹ, người thân.

 

Tự chơi an toàn

 

Trẻ thường phải tự chơi một mình khi cha mẹ, người thân bận bịu. Vì thế, chúng cần được biết cách chơi an toàn như tránh các khu vực nguy hiểm ở bếp nấu, ở sân, không dùng các đồ vật sắc như dao kéo hoặc bếp gas, bếp điện...

 

Tình huống giả định

 

Cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được tình huống xảy ra và có cách xử lý thông minh chính là đặt chúng vào các tình huống đó. Đồng thời, bố mẹ có thể đưa ra các quy tắc an toàn - không an toàn để cho trẻ thực hiện ngay tại nhà. Mỗi quy tắc sẽ có mức thưởng - phạt rõ ràng để tạo niềm tin cho trẻ từ đó hình thành cách tự bảo vệ bản thân trước những cám dỗ xung quanh.

 

Theo Afamily.vn

Theo Giáo dục và thời đại

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hãy lắng nghe tiếng lòng con trẻ! (11/4)
 Vì sao trẻ cần những cái ôm mỗi ngày? (2/4)
 Lưu ý quan trọng khi dạy con cách tự bảo vệ (28/3)
 13 cách ứng xử cha mẹ phải dạy để con trở thành em bé ngoan, lịch sự (19/3)
 Học sinh bị sốc trước áp lực gia đình: Làm gì để chữa lành? (11/3)
 Trẻ tổn thương vì hành động vô tình của bố mẹ ở nơi công cộng (26/2)
 Tạo động lực cho trò bắt nhịp việc học sau Tết (19/2)
 Sau nghỉ Tết, thầy và trò cần làm gì để tránh uể oải, căng thẳng (19/2)
 Hạnh phúc ảo mang lại những cảm xúc vui sướng nhất thời nhưng để lại nhiều hệ lụy trong quá trình phát triển của trẻ. (26/1)
 Giúp con thích nghi khi chuyển trường học mới (17/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i