Tâm lý
   Hãy lắng nghe tiếng lòng con trẻ!
 

 

Những ông bố bà mẹ luôn miệng yêu thương con, sẵn sàng hy sinh tất thảy cho tương lai tươi sáng của con, đã thật sự dành thời gian lắng nghe con trẻ nói.


Tiết học văn hôm thứ sáu của chúng tôi thật đặc biệt và đong đầy cảm xúc. Với hình thức một bức thư ngắn gửi bố mẹ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình, tôi bắt gặp nhiều tiếng lòng ẩn sâu trong tâm hồn thơ bé của những học sinh đầu cấp 2.

 

Học sinh đã trải lòng qua lá thư nhỏ ấy, những ý kiến có lẽ các con từng thốt ra với bố mẹ và cả những tâm tư dùng dằng trong tâm trí chưa thể mở lòng với bậc sinh thành.

 

Khuôn mặt bừng sáng của cậu học sinh lớp phó dõng dạc nói về ước mơ trở thành bác sĩ thu hút các bạn lắng nghe. "Con muốn dùng đôi tay để chữa lành cơn đau... Con mong bố mẹ đồng hành, cổ vũ trên hành trình học hành phía trước"... Các bạn khen ngợi lớp phó nói quá hay về mơ ước, nhận xét phong thái tự tin, giọng nói rõ ràng khiến cậu bé rạng rỡ nụ cười.

 

Rồi các con lại xôn xao trước lời chia sẻ mong được mẹ sắm chiếc áo mới của cô bạn cùng lớp. Một câu nói từ dưới lớp thốt ra sau lời cô giáo mời phát biểu: "Thích áo mới thì nói mẹ mua thôi, cần gì phải viết thư?".

 

Tôi biết, có những ước muốn của các con dễ dàng được đáp ứng nhưng cũng có những mong ước khó thốt nên lời bởi hoàn cảnh gia đình.

 

Ảnh minh hoạ


Vài học sinh cùng ý kiến mong muốn bố mẹ giảm bớt áp lực học hành. Các bé kể học ở trường cả ngày rồi học thêm không ngơi nghỉ, tối đến vừa lân la đến cạnh ti-vi đã bị nhắc nhở ngồi vào bàn học. Các con mong muốn có những giây phút chơi game, đùa vui, xem chương trình giải trí... Giấc mơ tuổi thơ thật đơn giản lại xa vời quá đỗi!

 

Tiết học sắp kết thúc, tôi muốn kết lại bằng bài nói thật hay của cô bé giỏi văn của lớp. Tôi mời cô bé lên bảng, chờ đợi tiếng lòng của một học sinh đặc biệt yêu thích bộ môn văn. Cô bé bắt đầu bài nói của mình, đôi bờ vai run run cùng giọng đọc nghẹn ứ theo từng lời chia sẻ:

 

"Bố ơi, hôm nay con có một điều rất quan trọng muốn nói. Mấy ngày qua con con chưa đủ can đảm để thưa với bố... Cứ mỗi lần đi học, thấy bố đứng trước cửa nhà nhìn con với ánh mắt mà con không thể tả được, con lại thấy lo. Con bước vào nhà với sự sợ hãi, ám ảnh với trận đòn mấy năm trước hay lời la mắng chỉ mới mấy hôm trước nhưng con sẽ đối diện với bố vì hôm nay con không làm gì mắc lỗi cả.

 


Con vừa tháo chiếc khăn quàng ra, bố bước xuống nhà hỏi: "Vì sao con không đi học bồi dưỡng toán nữa?". Con biết bố đã nhận tin này từ cô giáo. Nhưng bố à, con không thích học toán, con thích được học văn, ai cũng có đam mê mà bố. Vì sao bố lại bắt con học toán nhưng không cho con học văn? Con nhìn những đứa bạn vào ngày nghỉ được sách chiếc cặp đến trường, được học môn mà chúng thích đến thèm thuồng.

 

Bố à, con thích học văn chứ không thích học toán. Toán cho con những con số những phép tính khó hiểu. Còn văn mở ra một thế giới khác với phép tính, con số khó ấy. Con viết bức thư này mong bố sẽ cho con được học môn mà mình thích, được theo đuổi đam mê của mình bố nhé...".

 

Kết thúc bài nói, cô bé đưa tay quẹt dòng nước mắt còn nóng hổi rồi chạy vội về chỗ ngồi. Cả lớp đồng cảm, an ủi, động viên bạn bằng một tràng pháo tay.

 

Nhìn bờ vai bé nhỏ run run, tôi thương làm sao những cô cậu học trò đang bước vào tuổi 12 đầy xáo trộn cảm xúc. Ước mơ đang định hình, đam mê cần tìm kiếm, động lực phải vun đắp trên hành trình dài đằng đẵng phía trước phải chăng đang bị dập tắt, đánh tráo một cách vô tình lẫn cố ý từ bậc sinh thành?

 

Trước mặt bố mẹ, không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng và thoải mái bộc bạch tiếng lòng... Những ông bố bà mẹ luôn miệng yêu thương con, sẵn sàng hy sinh tất thảy cho tương lai tươi sáng của con, đã thật sự dành thời gian lắng nghe trẻ nói, chia sẻ và tôn trọng ước mơ, đam mê của con trẻ?

 

 

Theo Người Lao Động

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao trẻ cần những cái ôm mỗi ngày? (2/4)
 Lưu ý quan trọng khi dạy con cách tự bảo vệ (28/3)
 13 cách ứng xử cha mẹ phải dạy để con trở thành em bé ngoan, lịch sự (19/3)
 Học sinh bị sốc trước áp lực gia đình: Làm gì để chữa lành? (11/3)
 Trẻ tổn thương vì hành động vô tình của bố mẹ ở nơi công cộng (26/2)
 Tạo động lực cho trò bắt nhịp việc học sau Tết (19/2)
 Sau nghỉ Tết, thầy và trò cần làm gì để tránh uể oải, căng thẳng (19/2)
 Hạnh phúc ảo mang lại những cảm xúc vui sướng nhất thời nhưng để lại nhiều hệ lụy trong quá trình phát triển của trẻ. (26/1)
 Giúp con thích nghi khi chuyển trường học mới (17/1)
 Mỗi sáng đều nói 3 câu này, mẹ ngạc nhiên khi con ngày nào đi học về cũng vui vẻ, rạng rỡ (12/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i