Dinh dưỡng
   Trẻ giảm IQ, trằn trọc cả đêm vì thích ăn 2 loại thực phẩm này trước khi ngủ
 

 

 

Những loại thực phẩm ảnh hưởng tới não bộ trẻ này được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ.

 


Trước giờ đi ngủ, nếu trẻ nói đói bụng, cha mẹ nên để con mình đi ngủ luôn hay để con nhịn đói? Đâu là những loại thực phẩm có thể ăn và không nên ăn trước khi ngủ? Đây là những thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ.

 

Trẻ đói bụng trước khi ngủ có được phép ăn không?

 


Câu trả lời cho thắc mắc này là "được". Tuy nhiên, trẻ không nên ăn nhiều, chỉ ăn một số loại thực phẩm đặc biệt và cần đánh răng sau khi ăn.

 

Trong trường hợp cha mẹ không muốn cho con mình ăn trước khi ngủ, có một số nguyên nhân khiến họ có suy nghĩ như vậy. Một số người cho rằng, nếu uống sữa trước khi đi ngủ sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao sẽ ức chế sự tiết hormone tăng trưởng, từ đó cản trở sự phát triển chiều cao.

 

Có một số lưu ý về việc trẻ ăn gì trước khi ngủ.


Nhưng trên thực tế, việc ức chế hormone tăng trưởng do lượng đường trong máu cao chỉ là tạm thời chứ không phải vĩnh viễn. Việc tiết hormone tăng trưởng là một quá trình tương đối phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

 

Ăn trước khi đi ngủ có khả năng gây tăng cân nhưng điều này phải liên quan tới việc trẻ ăn một lượng lớn thức ăn trong thời gian dài trước khi ngủ. Vì thế, về cơ bản cha mẹ không cần phải lo lắng về điều này. Hơn nữa, bệnh béo phì rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân gây ra.

 

Bên cạnh đó, cha mẹ còn lo lắng việc ăn trước khi ngủ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Khi con người đang ngủ, hệ tiêu hóa tuy không hoạt động nhanh như ban ngày nhưng vẫn hoạt động nên một lượng nhỏ thức ăn vẫn có thể được tiêu hóa.

 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý đến một vấn đề khác, đó là trẻ lợi dụng cơn đói để trì hoãn việc không muốn ngủ sớm. Cha mẹ nên phân biệt và ngăn con mình ăn quá nhiều trước khi ngủ.

 

Những loại thực phẩm nào không thích hợp cho trẻ ăn trước khi ngủ?

 

1. Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt...

 

Tạp chí Y khoa của Hiệp hội Béo phì Mỹ đã công bố một nghiên cứu của Đại học Uppsala ở Thụy Điển. Họ phát hiện ra rằng, ăn đường trước khi đi ngủ sẽ làm gián đoạn hoạt động điện của não khi ngủ sâu và làm giảm chất lượng giấc ngủ.

 

Điều này là do đường và chất béo sẽ kích thích hoạt động trí não của con người, khiến não hưng phấn và tỉnh táo hơn. Do đó, ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ sẽ khiến con người mơ suốt đêm, đưa họ vào trạng thái ngủ nông, ảnh hưởng đến thời gian ngủ sâu.

 

Hơn nữa, đường trong các loại đồ ngọt bị phân hủy chậm hơn trong khi ngủ, có thể dẫn đến béo phì.


Vì vậy, nếu trẻ thấy đói trước khi đi ngủ, không nên ăn những thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, kẹo.

 


2. Thực phẩm chứa caffeine

 

Các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, nước uống tăng lực... là thức uống khoái khẩu của người lớn nhưng đối với trẻ đang lớn, uống lâu dài hoặc uống quá nhiều lại không phù hợp. Bởi caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương khiến trẻ khó ngủ hoặc buồn ngủ từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

 

Hơn nữa, nếu sử dụng quá nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người, có thể gây ra bệnh tim và cao huyết áp. Khả năng chuyển hóa caffeine của trẻ thậm chí còn yếu hơn, hoàn toàn không tốt cho trẻ em.

 

Ngoài cà phê và trà, nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa caffeine như socola, coca, cha mẹ nên cảnh giác với những caffeine ẩn này.


Ngoài ra, nếu con bạn nhất quyết uống coca, cà phê, trà và các đồ uống có chứa caffein khác, hãy cố gắng không tiếp xúc với caffeine (cho dù đó là thực phẩm hay đồ uống có chứa caffeine) 6 tiếng trước khi đi ngủ. Vì caffeine cần cơ thể chuyển hóa trong thời gian dài.

 

Trẻ có thể ăn gì trước khi ngủ?


Nếu trẻ đói trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể cho trẻ uống một ly sữa ấm hoặc sữa chua.

 

Ngoài ra, trứng, thực phẩm nguyên hạt (bột yến mạch, ngô), trái cây, v.v. cũng được chấp nhận.

 

Trẻ có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ cũng có thể tiếp tục uống sữa nhưng không nên để trẻ ngậm ti giả trong miệng khi ngủ, vì sẽ gây sâu răng và ảnh hưởng đến hình dạng của môi.

 

Cuối cùng, cha mẹ cần lưu ý con mình cần ăn ít thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối, nhiều đường dù trước khi đi ngủ hay vào những thời điểm bình thường khác.

 

Theo Afamily.vn

Theo Phụ nữ số

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao mọi người thường cho trẻ em uống nước đậu lăng vào mùa đông? (19/2)
 Cách kiểm soát cân nặng cho trẻ thừa cân ngày Tết (19/2)
 Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ khi thời tiết lạnh sâu (29/1)
 Những kỹ năng chăm sóc trẻ khi trời rét đậm rét hại mà cha mẹ BẮT BUỘC phải biết, đặc biệt với trẻ em vùng cao! (26/1)
 Sai lầm thường gặp của cha mẹ khiến con còi cọc (17/1)
 Dinh dưỡng tăng kháng thể cho trẻ vào mùa đông (12/1)
 Trời rét, ăn gì để phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ? (21/12)
 Cũng là trứng và sữa nhưng hấp 2 kiểu này mềm mịn đẹp mắt chinh phục mọi trẻ biếng ăn cho con cao lớn (15/12)
 Cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn dặm thế nào (12/12)
 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn gạo lứt (17/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i