Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy là một hiện tượng gây nên nỗi lo cho các bậc cha mẹ. Nắm bắt được nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này sẽ giúp cha mẹ giải tỏa được nỗi lo và biết cách để chủ động bảo vệ sức khỏe cho con mình.
1. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Muốn biết trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có phải là hiện tượng nguy hiểm không thì trước tiên cha mẹ cần biết được đặc điểm phân bình thường của trẻ sơ sinh:
Đặc điểm bình thường của phân trẻ sơ sinh
- Màu sắc: phân của trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc nâu nhạt tùy thuộc vào loại thức ăn mà trẻ tiêu thụ.
- Độ lỏng: phân trẻ sơ sinh thường khá lỏng.
- Tần suất đi ngoài: trẻ sơ sinh có thể đi ngoài 1 - 7 lần/ ngày.
- Mùi: phân của trẻ sơ sinh thường có mùi nhẹ hoặc mùi tương tự mùi sữa.
2. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy?
Thời gian đầu sau khi chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang phát triển và chưa hoàn thiện. Điều này khiến cho cơ chế tiêu hóa và phân tiết ra của trẻ khác biệt hơn so với người lớn.
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy thì chủ yếu do:
2.1. Vấn đề về thức ăn
Thức ăn mà trẻ sơ sinh tiêu thụ thường là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cả hai loại này đều có thể gây ra sự thay đổi trong chất lượng và mùi của phân.
- Sữa mẹ: chứa quá nhiều chất béo có thể làm cho phân của trẻ có mùi chua và nhầy vì đây là kết quả do cơ thể tìm cách xử lý chất béo và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
- Sữa công thức: mùi của sữa công thức khác biệt so với sữa mẹ và có thể làm thay đổi màu sắc, mùi của phân. Một số loại sữa công thức còn khiến cho phân có màu xanh và mùi lạ vì giàu chất sắt.
2.2. Hệ tiêu hóa chưa ổn định
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển và làm quen với việc xử lý thức ăn nên có thể tạo ra phân lỏng và có mùi khác biệt so với người lớn. Vì thế, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy cũng có thể là dấu hiệu bình thường của quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn nên có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy
Đến khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện thì enzyme tiêu hóa và vi khuẩn trong ruột của trẻ cũng thay đổi. Lúc này, màu sắc và mùi của phân ở trẻ sơ sinh cũng thay đổi.
2.3. Vấn đề về hệ tiêu hóa
- Tắc nghẽn ống mật và dạ dày: một số trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như tắc nghẽn ống mật hoặc dạ dày. Đây là lý do làm cho lượng chất béo và mật tiết không được tiêu hóa hết sẽ xâm nhập vào phân và gây ra mùi chua kèm nhầy.
- Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: hệ vi khuẩn ruột của trẻ sơ sinh khi bị mất cân bằng cũng có thể gây ra mùi chua trong phân vì đây chính là kết quả của việc tăng sản xuất chất có mùi của đường tiêu hóa.
3. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy, khi nào cần thăm khám?
Mặc dù việc trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy đại đa số trường hợp là bình thường nhưng vẫn có một số ít trường hợp bất thường cần chú ý phát hiện để thăm khám bác sĩ chuyên khoa:
- Phân quá lỏng hoặc có màu sắc kỳ lạ như đỏ, xanh lục, đen,... thì đây có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
- Phân chua và nhầy kèm theo dấu hiệu sưng bụng, buồn nôn, trẻ quấy khóc liên tục sau khi đi ngoài, buồn nôn và nôn sau khi ăn,... có thể là dấu hiệu của vấn đề dạ dày hoặc đường tiêu hóa.
- Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy trong thời gian dài kèm theo tình trạng không tăng cân hoặc phát triển không bình thường thì có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của các vấn đề về sức khỏe.
- Trẻ có tiền sử dị ứng thức ăn, vấn đề về tiêu hóa hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe khác thì cần theo dõi cẩn thận các biểu hiện đi kèm với tình trạng phân có mùi chua và nhầy để tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên gia về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy kèm quấy khóc hay có biểu hiện bất thường cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa
4. Khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy bằng cách nào?
Để khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:
- Kiểm tra lại chế độ ăn và dinh dưỡng
Cha mẹ hãy kiểm tra lại chế độ ăn của trẻ và của mẹ. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, hãy đảm bảo rằng trẻ đang bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần và thức ăn của mẹ không có thành phần gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu trẻ đang dùng sữa công thức thì cần thử đổi loại sữa công thức khác và quan sát tình trạng đi ngoài của trẻ xem có cải thiện hay không.
- Thường xuyên thay tã và đảm bảo vệ sinh vùng kín cho trẻ
Thay tã thường xuyên, nhất là sau mỗi lần trẻ đi ngoài để không tạo điều kiện cho sự xuất hiện màng nhầy trong phân. Vệ sinh sạch và giữ cho vùng kín của trẻ được khô ráo cũng sẽ tránh được viêm nhiễm, hăm da, giúp phòng ngừa sự phát triển của bệnh nấm da và mảng nhầy ở vùng kín.
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy kèm theo các dấu hiệu bất thường như đã nêu trên thì cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá đúng và có biện pháp khắc phục an toàn.
Không phải mọi trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy đều là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Vì thế, cha mẹ không nên nôn nóng mà hãy quan sát các biểu hiện toàn trạng của trẻ xem có dấu hiệu nào khác bất thường không. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì đây là hiện tượng cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển và hoàn thiện.
Hy vọng những nội dung chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy để nhận diện được các dấu hiệu bất thường và bình thường. Điều này không chỉ khiến cha mẹ trút được mối lo về sức khỏe của trẻ mà còn có biện pháp giúp trẻ kịp thời kiểm soát các bệnh lý nguy cơ để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của con mình.
Theo medlatec.vn