Trẻ sơ sinh
   5 bước thay bỉm cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa khoa học không phải ba mẹ nào cũng nắm rõ
 

Công đoạn này tưởng dễ nhưng nhiều ba mẹ vẫn chưa biết cách làm sao cho chuẩn xác.

Một trong những công đoạn cha mẹ phải làm nhiều nhất trong ngày chính là thay bỉm cho bé. Không ít bà mẹ còn chia sẻ cảm tưởng rằng cả ngày không làm được việc gì ngoài thay tã cho con. Tuy đôi lúc cảm thấy "chóng mặt" vì thay bỉm cho con nhưng đây lại là việc mà bạn cần phải quan tâm và chú trọng nhất. Vì nếu để bé mặc tã ướt hoặc dính phân thì sẽ gây khó chịu cho bé, chưa kể nó còn gây kích ứng da và hăm tã.

Công việc này tưởng chừng như rất dễ nhưng không phải bố mẹ nào cũng nắm được cách thực hiện đúng. Thay bỉm đúng cách giúp con luôn sạnh sẽ thoáng mát và tránh các nguy cơ viêm nhiễm với làn da non nớt của con.

5 bước thay bỉm nhanh và đúng khoa học

Bước 1: Vệ sinh tay và chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Nhiều bà mẹ quên mất việc phải giữ sạch đôi tay trước khi thay bỉm cho con. Tay mẹ tiếp xúc với rất nhiều thứ có thể chứa vi khuẩn, bụi bặm. Trong khi đó, làn da sơ sinh của trẻ vô cùng nhạy cảm, mẹ nên thận trọng để giữ an toàn cho con.

Tiếp đó, mẹ cần sắp xếp các vật dụng ra ngoài để thao tác được nhanh chóng hơn, tránh việc luống cuống tìm đồ khi thực hiện khiến trẻ phải chờ đợi lâu. Những món đồ cần chuẩn bị bao gồm:

- 1 bỉm sạch.

- Bông gòn hoặc khăn mềm hay khăn ướt. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi và những trẻ bị hăm tã, hãy sử dụng nước ấm và bông gòn để lau sạch cho bé và lau khô lại bằng khăn mềm. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng khăn ướt nhưng lưu ý là chọn loại không có mùi thơm và cồn.

- Nước ấm.

- Tấm lót chống thấm hoặc khăn lót.

- Quần áo sạch để thay (nếu cần).

- Kem chống hăm.

- Đồ chơi để đánh lạc hướng nếu em bé không hợp tác.

Khi chuẩn bị xong tất cả mọi thứ, bạn hãy đi rửa và lau khô tay trước khi thay bỉm cho con.

Bước 2: Tháo và xử lý miếng bỉm cũ

Mẹ nhẹ nhàng đưa hai chân của bé sang hai bên, gỡ miếng bỉm cũ ra và gấp lại nhanh chóng để không làm chất bẩn dính vào người bé. Tốt nhất, mẹ nên để một miếng lót ở dưới đề phòng bé tè ướt người trong lúc này.

Nếu phải lấy vật dụng xung quanh, mẹ nhớ luôn để một tay lên người con để bé không xoay trở. Luôn giữ bàn tay sạch sẽ trong quá trình thay bỉm cho bé nhé ba mẹ.

Bước 3: Vệ sinh cho bé

Tách hai chân của bé ra, nhúng bông gòn/khăn vào nước ấm, vắt khô và lau sạch "vùng kín" của bé, hai bên bẹn và tất cả các nếp gấp. Sau đó nhấc cả hai chân bé lên và lau mông bé thật kỹ.

- Các bé gái cần được lau từ trước ra sau, để tránh bị nhiễm trùng vùng âm đạo.

- Các bé trai thì thường có xu hướng tè trong khi thay bỉm, vì vậy, bạn có thể dùng bỉm hoặc khăn sạch phủ lên dương vật của bé để tránh bé bị ướt người. Bạn nhẹ nhàng lau xung quanh dương vật và bìu. Khi mặc bỉm thì lưu ý hướng dương vật của bé xuống dưới để bé tè không bị thấm ướt ra quần áo.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho bé, hãy lấy bỉm bẩn ra và đặt một chiếc khăn hoặc một bỉm sạch vào thế chỗ trước khi hạ chân bé xuống. Lau khô cho bé trước khi bôi kem chống hăm và mặc bỉm mới. Nếu bé vẫn còn cuống rốn thì bạn nên gập mép bỉm xuống sao cho bỉm không che hay chạm vào rốn.

Bước 4: Đóng bỉm mới cho bé

Với bỉm dán: Dán hai bên mép bỉm lại sao cho nó không quá chặt (sẽ gây đỏ và kích ứng da bé) và cũng không quá lỏng (tránh nước tiểu hoặc phân tràn ra ngoài).

Với bỉm quần: Sau khi kéo bỉm lên cho vừa khít, mẹ nhớ kiểm tra phần lưng thun của bỉm, đảm bảo không có nếp gấp nào để bé không bị khó chịu.

Sau khi hoàn tất việc thay bỉm, mẹ mau chóng mặc quần áo cho con.

Bước 5: Rửa tay lại một lần nữa

Kết thúc việc thay bỉm cho con, bạn hãy rửa tay lại một lần nữa với nước và xà phòng trước khi bế bé.

Trong khi thay bỉm cho bé, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, để giờ thay bỉm là giờ vui vẻ. Ngoài ra, nếu bé bị hăm và vết hăm hết sau hai đến ba ngày thì bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Khi nào cần thay bỉm cho con?

Khi thấy bỉm của bé bị bẩn và ướt, bạn nên thay nó ngay, bởi nhiễm trùng do nước tiểu và phân sẽ gây đau đớn cho bé và nó cũng rất khó điều trị.

Thông thường cứ khoảng 1 đến 3 giờ, bạn nên kiểm tra bỉm bé một lần. Nếu bé chỉ tiểu thì bạn có thể để cho bỉm nặng một chút rồi thay, vì các loại bỉm hiện nay thường thấm hút rất tốt do đó bé rất khó bị ẩm ướt chỉ sau 1-2 lần tè. Nhưng nếu bé đi ị thì bạn phải thay bỉm ngay cho bé.

Hiện nay, hầu hết các loại bỉm đều thiết kế vạch báo bỉm đầy ngay phía bên ngoài bỉm. Bố mẹ chỉ cần nhìn dấu hiệu vạch đó chuyển từ vàng sang xanh là biết đã đến giờ cần thay bỉm cho con mà không cần phải vạch bỉm ra kiểm tra phía bên trong.

Thời điểm trước và sau khi cho bé ăn cũng như sau khi bé ngủ dậy thường là lúc bé sẽ đi vệ sinh nên bạn chú ý kiểm tra thay bỉm cho bé.

Theo Afamily.vn

Theo Tổ Quốc

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao trẻ chậm mọc răng? (24/8)
 Làm gì khi trẻ sơ sinh khó ngủ? (14/8)
 Làm mẹ lần đầu không thể bỏ qua 5 điều cơ bản nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh này (7/8)
 Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy? (3/8)
 5 vị trí nhạy cảm trên cơ thể trẻ sơ sinh, cha mẹ nên hạn chế chạm vào (3/8)
 Đang cho con bú có uống thuốc hạ sốt được không? (28/7)
 Trẻ đổ mồ hôi trộm có đáng lo? (21/7)
 Trẻ sơ sinh ho, sổ mũi, viêm họng khi nằm điều hòa, mẹ nên làm gì? (21/7)
 Cần phát hiện và điều trị sớm vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh (11/7)
 Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh khi giao mùa (11/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i