Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính
 

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như gan nhiễm mỡ, đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hương, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết không phải tất cả trẻ thừa cân, béo phì đều không khỏe mạnh. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ này có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính cao hơn.

Bệnh tim mạch

Theo Thạc sĩ Hương, trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp ba lần so với trẻ bình thường. Trẻ béo phì 6-9 tuổi dễ dẫn đến huyết áp cao, tăng cholesterol máu và xơ hóa động mạch khi 11-12 tuổi.

Chế độ ăn thiếu khoa học khiến trẻ tăng nguy cơ tăng mỡ máu và tăng huyết áp. Các yếu tố này làm tăng sự kết dính tiểu cầu tại các động mạch, lâu dần làm hẹp và xơ cứng động mạch, gây đột quỵ hoặc đau tim. Trẻ bị béo phì có thể suy tim ứ huyết do tăng áp lực động mạch phổi.

Gan nhiễm mỡ

Bệnh gan liên quan đến béo phì gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nguyên nhân do các chất béo dư thừa từ chế độ ăn uống sẽ tích lũy và lắng đọng ở gan. Bệnh thường không có triệu chứng.

Thạc sĩ Hương cho biết, yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gan nhiễm mỡ là béo phì. Tình trạng gan nhiễm mỡ ở trẻ bị béo phì còn liên quan đến yếu tố di truyền và chủng tộc. Ở cùng chỉ số BMI, trẻ em gốc Tây Ban Nha và châu Á dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hơn trẻ da đen và da trắng. Giảm cân hoặc giảm tiêu thụ fructose (một loại đường tự nhiên) và phụ gia thực phẩm giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến hình thành sẹo gan và gây tổn thương cơ quan này, từ đó gây xơ gan hoặc ung thư gan. Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, một số trẻ bị sẹo gan chỉ sau vài năm.

Tiểu đường

Béo phì ở trẻ em có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở tuổi trưởng thành. Nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu di truyền từ 400.000 người tham gia ngân hàng sinh học UK Biobank, cho thấy thừa cân, béo phì trong thời thơ ấu liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tự miễn cao hơn 62%, tăng gấp đôi nguy cơ mắc tiểu đường do thiếu insulin.

Đau khớp và loãng xương

Cân nặng tăng nhanh gây dồn nén trọng lực quá mức lên các khớp háng và khớp gối. Các bé béo phì có thể bị đau, thậm chí bị tổn thương vùng hông, gối và lưng, bị thoái hóa khớp sau này. Béo phì cũng làm giảm hấp thu, lắng đọng canxi ở mô xương, lâu dài gây loãng xương, gãy xương.

Hen suyễn và ngưng thở khi ngủ

Theo thạc sĩ Hương, trẻ béo phì trong độ tuổi từ 6-7 tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn với triệu chứng điển hình là thở ngắn, luôn cảm thấy thiếu không khí để thở. Những trẻ này có khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trong đó hơi thở liên tục ngừng và bắt đầu trong khi ngủ.

Những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và hen suyễn cũng có triệu chứng hô hấp nặng hơn. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày.

Các bệnh thần kinh - cơ

Bệnh đa xơ cứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào thần kinh, làm tổn thương liên kết thần kinh của não bộ hoặc tủy sống. Khi mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện co giật cơ, giảm thị lực, chóng mặt, mất cân bằng, tiêu tiểu mất tự chủ, khó khăn khi đi lại, giảm tư duy... Béo phì ở trẻ có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe ở tuổi trưởng thành, trong đó tăng nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng (MS).

Các rối loạn như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái đường do béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer khi lớn tuổi.

Khi trẻ béo phì và tự điều chỉnh chế độ ăn nhưng không cải thiện, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám. Bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng, hàm lượng calo; tăng hoạt động thể chất... để các bé phát triển cân nặng, chiều cao chuẩn.

Lục Bảo (Vnexpress.net)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ (24/7)
 Có phải trẻ hay bị viêm họng là do uống nước lạnh, bác sĩ tiết lộ sự thật (21/7)
 5 dấu hiệu trẻ viêm tai giữa (21/7)
 Sai lầm khi kiêng tắm cho trẻ mắc tay chân miệng (11/7)
 5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam (11/7)
 Các bệnh lý thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng và những lưu ý phòng bệnh (4/7)
 Trẻ sốt cao cần cảnh giác với 4 căn bệnh vào mùa hè này (4/7)
 Mẹ tự điều trị tay chân miệng cho con suýt gây hậu quả nghiêm trọng (24/6)
 Trẻ dưới 2 tuổi chưa biết kêu đau, đây là cách bố mẹ nhận biết sớm con mắc viêm tai giữa (24/6)
 Trẻ mắc tay chân miệng gặp biến chứng nặng do cha mẹ chủ quan (24/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i