Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ sốt cao cần cảnh giác với 4 căn bệnh vào mùa hè này
 

Trẻ em rất dễ mắc bệnh vào mùa hè, điều này có liên quan tới thời tiết nắng nóng làm vi khuẩn phát triển mạnh.


Trẻ em có sức đề kháng kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Một số bệnh có thể tự khỏi nhưng số khác cần đến bệnh viện điều trị, cha mẹ nên học cách phân biệt các triệu chứng để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Hầu hết các căn bệnh trẻ mắc phải vào mùa hè đều đi kèm với sốt, có trẻ có thể chờ vài ngày nhưng cũng có trẻ phải đi khám ngay. Các bệnh như tay chân miệng, bệnh Herpangina, cảm cúm, viêm phổi ... xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng thường có các triệu chứng như thân nhiệt vượt quá 38 độ, quấy khóc, cáu kỉnh, chảy nước dãi nhiều, cứng cổ, phát ban, khó thở không phải do nghẹt mũi, co giật, cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ sốt trên 3 ngày, đau tai, đau họng, tiểu khó hoặc ho thường xuyên, nhiệt độ cơ thể trên 38 độ và dưới 2 tuổi có thể đặt lịch hẹn khám bác sĩ. Để hạ nhiệt, cha mẹ cần cởi bớt quần áo cho trẻ, lau người bằng nước ấm. Lưu ý không dùng cồn hay nước lạnh để lau người khi trẻ sốt.

4 căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào mùa hè

4 căn bệnh này dễ ảnh hưởng đến trẻ em nhất vào mùa hè, cha mẹ có thể phòng ngừa trước và điều trị kịp thời sau khi có triệu chứng:

1. Bệnh tay chân miệng

Trước đây, mùa mắc bệnh tay chân miệng cao là từ tháng 5 đến tháng 7. Năm nay, bệnh tay chân miệng tiếp tục hoành hành, tỷ lệ mắc bệnh dự đoán cao trong tháng 8. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cần hết sức chú ý.

Tây chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến do nhiều loại enterovirus gây ra. Nguyên nhân chính khiến nó có khả năng lây nhiễm mạnh là do có rất nhiều "người nhiễm bệnh vô hình", họ không biết mình mắc bệnh làm lây lan virus. Một khi trẻ em tiếp xúc gần với virus, nó sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, phát ban, nổi mụn rộp ở miệng, mông, tay chân và các bộ phận khác.

Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên trẻ mắc bệnh tay chân miệng trước hết phải được điều trị theo từng triệu chứng, cách ly, khử trùng đúng cách, tránh lây nhiễm chéo.

2. Bệnh Herpangina

Bệnh Herpangina là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp trên cấp tính do nhiễm enterovirus gây ra. Con đường lây truyền chính là phân, miệng hoặc hô hấp. Mùa hè và mùa thu là những mùa có tỷ lệ mắc bệnh cao, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 1 đến 7 tuổi.

Các biểu hiện lâm sàng chính là sốt, đau họng, niêm mạc hầu họng có mụn rộp nhỏ và loét bề mặt. Một số ít trường hợp sẽ xuất hiện thêm co giật do sốt và viêm não.

Để phòng ngừa bệnh Herpangina, cha mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên, uống nhiều nước, ăn uống hợp lý, ăn nhiều hoa quả tươi để nâng cao khả năng miễn dịch. Đồng thời, thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ pha sữa của trẻ, giữ vệ sinh miệng và da của trẻ.

Triệu chứng lâm sàng của cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không điển hình, có thể sốt cao co giật. Cúm sơ sinh hiếm gặp nhưng dễ kết hợp với viêm phổi, thường có các biểu hiện của nhiễm trùng huyết như lừ đừ, bỏ bú, sốt li bì.

Ở trẻ em, các biến chứng do virus cúm gây ra như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi và các triệu chứng về đường tiêu hóa phổ biến hơn ở người lớn.

Cảm cúm và cảm lạnh đều là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Tuy nhiên, chúng khác nhau về mức độ nghiêm trọng, triệu chứng và thời gian phục hồi.

Cảm lạnh thường gây ra triệu chứng nhẹ, bao gồm chảy nước mũi, đau họng, ho, nghẹt mũi và cảm giác mệt mỏi. Triệu chứng này thường xuất hiện liên tục và kéo dài trong khoảng 5 đến 7 ngày. Cảm lạnh không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.

Cảm cúm thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau khớp và mệt mỏi. Triệu chứng này xuất hiện bất ngờ và có thể kéo dài trong nhiều ngày đến vài tuần. Cảm cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người già, trẻ em hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh cúm cần được phòng ngừa và điều trị sớm trong vòng 48 giờ. Ngoài ra, trẻ em nên được tiêm phòng cúm theo định kỳ. Những người bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên được tiêm phòng sau khi các triệu chứng biến mất.

4. Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng, viêm phổi ở trẻ em có thể nghiêm trọng hoặc không.

Ở trẻ em, viêm phổi thường gây ra triệu chứng như sốt, khó thở, ho, đau ngực và mệt mỏi. Trẻ em còn có thể gặp các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, nôn và đau đầu. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, viêm phổi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi nặng, thiếu oxy cơ thể.

Bệnh viêm phổi có thể nghiêm trọng hơn ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, bệnh lý nền, hoặc ở các trẻ sơ sinh. Căn bệnh này nên được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Theo Afamily.vn

Theo Phụ Nữ Việt Nam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ tự điều trị tay chân miệng cho con suýt gây hậu quả nghiêm trọng (24/6)
 Trẻ dưới 2 tuổi chưa biết kêu đau, đây là cách bố mẹ nhận biết sớm con mắc viêm tai giữa (24/6)
 Trẻ mắc tay chân miệng gặp biến chứng nặng do cha mẹ chủ quan (24/6)
 Trẻ bị bệnh khó nuốt, sụt 13 kg (19/6)
 4 cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, từ cấp độ 2 mẹ phải cho con đi viện (19/6)
 Trẻ đau chân có phải xương đang dài ra, cha mẹ cần biết những điều này khi chăm con (19/6)
 Trẻ bị tay chân miệng kiêng, ăn gì để mau khỏi bệnh? (2/6)
 Không chủ quan khi trẻ bị côn trùng đốt (2/6)
 Trẻ từng mắc tay chân miệng có nguy cơ tái nhiễm (26/5)
 Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa Hè? (26/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i