Mang thai và sinh đẻ
   Tự ý uống thuốc khi bị cúm, mẹ bầu đối mặt với nguy cơ gì?
 

Mắc cúm ở thời kỳ mang thai là điều nhiều chị em lo ngại bởi một số loại thuốc điều trị cúm gây dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ.

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nếu bị cúm trong thai kỳ, bệnh có thể gây nên nguy cơ biến chứng cao. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đang bắt đầu hình thành và phát triển dần các bộ phận của cơ thể. Lúc này thai nhi đáp ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ. Bên cạnh đó, một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai lưu.

Mẹ bầu cần để ý các triệu chứng dưới đây để biết mình có mắc cúm hay không:

- Ho khan, sốt từ vừa phải đến cao (mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt).

- Viêm họng, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ nghiêm trọng.

- Nghẹt mũi và chảy nước mũi, mệt mỏi có thể kéo dài đến hai tuần.

- Cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch.

Mẹ cần làm gì để bảo vệ bản thân và thai nhi

- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, nhất là thời điểm 3 tháng đầu:

Một số loại thuốc điều trị các triệu chứng của cúm có thể gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, có thể gây dị tật bẩm sinh trên ruột của trẻ (hẹp ruột non, nứt bụng) như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan.

- Nếu mẹ có nguy cơ bị biến chứng do cúm, khi cần thiết các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn có thể giúp cải thiện triệu chứng và biến chứng, nhưng cần phải được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng vaccine cúm. Việc tiêm ngừa cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu đến ngày dự sinh bởi vaccine cúm không gây nguy cơ cho mẹ và bé.

Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục đều đặn, phù hợp...

Theo Afamily.vn

Theo VTV

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ bầu nên ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh? (24/6)
 Mẹ bầu cần tránh 5 điều này để sinh con đủ tháng (24/6)
 Bà bầu mách nhau ăn dứa dễ chuyển dạ, bác sỹ sản khoa nói gì? (19/6)
 Uống nước dừa khi mang thai 3 tháng đầu có tốt không? (19/6)
 Bà bầu uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? (19/6)
 7 lời khuyên để tăng khả năng thụ thai (2/6)
 Những thức quả mùa hè dù ngon nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều (2/6)
 Làm thế nào để trẻ phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ (26/5)
 9 thực phẩm tăng khả năng sinh sản (19/5)
 Phụ nữ mang thai cần bao nhiêu sắt mỗi ngày? (19/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i