Sức khoẻ
   Nhiều bệnh viện tại TPHCM thiếu thuốc hiếm, Sở Y tế nói gì?
 

Ngoài thuốc giải độc Botulinum, nhiều bệnh viện tại TPHCM cũng đang thiếu một số loại thuốc hiếm trong thời gian dài vì không có nhà cung ứng.

 

Bà Lê Thiện Quỳnh Như thông tin tại buổi họp báo.

Để đáp ứng nhu cầu điều trị, các bệnh viện đã sử dụng các phác đồ thay thế. Tuy nhiên, khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán.

Nội dung này được bà Lê Thiện Quỳnh Như - Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM thông tin tại buổi họp báo thường kỳ về phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố vào chiều ngày 25/5.

Đại diện Sở Y tế thành phố cho biết, thuốc hiếm là thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có.

Theo danh mục thuốc hiếm của Bộ Y tế, hiện Bệnh viện Mắt TPHCM thiếu thuốc nhỏ mắt Atropin; Bệnh viện Da liễu thành phố thiếu thuốc uống Acitretin và thuốc viên Dapson phối hợp sắt oxalat; Bệnh viện Truyền máu Huyết học thiếu thuốc tiêm Mitoxantrone, thuốc tiêm Idarubicin và thuốc tiêm Foscarnet trisodium hexahydrate.

Ngoài ra, TPHCM cũng không có sẵn thuốc cấp cứu như trường hợp ngộ độc Botulinum do ăn mắm và chả lụa vừa xảy ra. Đối với một số thuốc hiếm hoặc thuốc phát sinh đột xuất trong trường hợp cấp cứu, nguồn cung ứng là một vấn đề nan giải, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị.

Hầu hết các thuốc này nhu cầu sử dụng ít và không sẵn có ở Việt Nam. Chưa kể nguồn cung ứng rất hạn chế do ít công ty sản xuất, nhập khẩu và phân phối, giá trị tiền thuốc cao, nhu cầu sử dụng không thường xuyên.

Để giải quyết bài toán này, Sở Y tế TPHCM đã đề xuất cơ chế mua sắm dự trữ thuốc hiếm cấp địa phương hoặc quốc gia bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Trước đó, TPHCM liên tiếp ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc Botulinum nghi ngờ từ nguồn thực phẩm, bao gồm 3 người lớn và 3 trẻ em. Ba trẻ nhỏ kịp thời được truyền thuốc giải do Bệnh viện Chợ Rẫy điều chuyển vào ngày 16/5. Đó là số thuốc giải Botulinum cuối cùng của Việt Nam.

Ba bệnh nhân người lớn được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Chợ Rẫy cầm cự bằng thở máy, yếu liệt cơ. Tối 24/5, ngành y tế TPHCM tiếp nhận 6 lọ thuốc giải độc Botulinum do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ. Ngay sau đó, thuốc được phân về các bệnh viện: Nhân dân Gia Định (1 lọ), Chợ Rẫy (2 lọ), Nhi đồng 2 (3 lọ).

Tuy nhiên, người đàn ông 45 tuổi ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định tử vong vào tối cùng ngày mà không kịp truyền thuốc giải. Hai trường hợp ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không có chỉ định truyền thuốc vì quá thời gian sử dụng để điều trị hiệu quả.

Minh Anh

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/nhieu-benh-vien-tai-tphcm-thieu-thuoc-hiem-so-y-te-noi-gi-post640278.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết hen ở trẻ còn đang bú mẹ (26/5)
 Dấu hiệu nguy hiểm khi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng (25/5)
 Bộ Y tế: 'Cả nước đã hết vaccine 5 trong 1' (24/5)
 Ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục gia tăng (23/5)
 Nguy hại việc cố ngăn sốt cho trẻ khi tiêm vaccine (23/5)
 Người già, trẻ em ở Nghệ An nhập viện tăng cao do nắng nóng (20/5)
 Ăn uống đúng cách vào mùa hè giúp hệ tiêu hóa khỏe (19/5)
 Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà (12/5)
 Vì sao ca bệnh dại tăng vào mùa hè? (11/5)
 Cách giúp trẻ tránh mất nước, kiệt sức khi nắng nóng gay gắt (10/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i