Nếu phát hiện các bất thường về cơ thể, mẹ bầu nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể xuất hiện những vấn đề sức khỏe khiến mẹ lo lắng. Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Hà, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ nếu có 6 biểu hiện dưới đây, mẹ bầu nên đến bệnh viện lập tức để được kiểm tra, chẩn đoán kịp thời.
1. Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Nếu bạn bị chóng mặt hoặc choáng váng đột ngột hoặc lặp lại trong nhiều ngày, nếu bạn ngất xỉu hoặc bất tỉnh, hoặc nếu bạn bị mất trí nhớ, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, đột quỵ, vấn đề về tim hoặc phổi, chảy máu hoặc các vấn đề về đường huyết. Chóng mặt hoặc ngất xỉu có thể báo hiệu một vấn đề xấu và nó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.
2. Nôn mửa nghiêm trọng
Buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng, được gọi là hyperemesis gravidarum (HG), có thể gây ra các vấn đề như giảm cân, nhẹ cân và mất nước. HG có thể bắt đầu trong thời kỳ đầu mang thai và có thể tiếp diễn trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn bị buồn nôn và nôn dai dẳng nhiều lần trong ngày, không thể uống được bất kỳ chất lỏng nào trong 12 giờ hoặc bị choáng váng vì nôn, hãy trao đổi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn. Bạn có thể cần phải được điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch và thuốc chống nôn.
Nếu bạn không bị buồn nôn trong khi mang thai và đột nhiên bị như vậy, bạn có thể bị nhiễm virus, có vấn đề khác với gan hoặc tuyến tụy hoặc ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn đột ngột trong nửa sau của thai kỳ có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
3. Đau đầu dữ dội
Trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 một cơn đau đầu dữ dội dai dẳng không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng giảm đau thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Cơn đau trong thai kỳ: bất kỳ cơn đau nào gây cho bạn khó chịu cũng đều nên được kiểm tra.
Trong quý hai hoặc ba (ngay cả trong vài tuần đầu sau sinh), đau đầu dai dẳng hoặc dữ dội không biến mất khi bạn nghỉ ngơi hoặc uống acetaminophen có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nó cũng có thể là một triệu chứng của bệnh đau nửa đầu hoặc hiếm hơn đó là đột quỵ, bạn có thể bị đau đầu dữ dội, nhói bắt đầu đột ngột ở một bên đầu, phía trên tai và đặc biệt đáng lo ngại nếu bạn thường bị đau đầu và/hoặc nó có đi kèm với mờ mắt hoặc nói lắp.
4. Thai ít cử động
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy em bé cử động khi thai được khoảng 16 đến 22 tuần, mặc dù lúc đầu những cử động này sẽ yếu ớt. Vào cuối quý 2 hoặc đầu quý 3 thai kỳ, những cú đạp của bé sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Nếu bất cứ lúc nào bạn nghĩ rằng tần suất cử động của bé chậm lại hoặc có vẻ gì đó không ổn, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.
Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên theo dõi hoạt động của bé bằng cách đếm số lần đạp hàng ngày trong tam cá nguyệt thứ ba hay không? Họ có thể hướng dẫn cụ thể cho bạn cách đếm và khi nào nên gọi sự trợ giúp.
Chuyển động của em bé chậm lại có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung, nước ối ít và/hoặc suy thai.
Trong quý 2, 3 của thai kỳ nếu đột nhiên em bé ít đạp hơn hàng ngày hãy tới ngay bệnh viện bởi có thể đây là dấu hiệu suy thai, nhiễm trùng tử cung thai.
5. Chảy máu trong thai kỳ
Khi bắt đầu mang thai, nhiều phụ nữ có thể bị ra máu mà không gặp phải vấn đề gì cả, bởi vì đây là chảy máu do thai làm tổ có thể xảy ra sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung khoảng từ 6 đến 12 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy ra máu âm đạo kiểu giống như bắt đầu kỳ kinh nguyệt - đây cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai, chửa ngoài tử cung hoặc chửa trứng. Chảy máu có thể là ngắt quãng hoặc liên tục và nặng hoặc nhẹ. Nếu bạn đang mang "thai trứng" chửa trứng, bạn có thể thấy những túi nhỏ chảy ra từ âm đạo của mình kèm theo máu.
Ngoài ra nếu chảy máu ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ có thể là dấu hiệu của dọa sảy, dọa đẻ non hoặc rau tiền đạo.
Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức:
- Đau ngực.
- Nhịp tim hồi hộp trong thời gian dài hoặc tim đập nhanh.
- Ho ra máu.
- Khó thở.
Theo Phunuvietnam.vn