Sức khoẻ
   Những hậu quả do bị tiêu chảy
 

Tiêu chảy là loại bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất xảy ra với nhiều lứa tuổi, từ các cháu sơ sinh đến các cụ ông, cụ bà.

 

Ảnh minh họa/INT

Các nhà chuyên môn phân chia bệnh thành tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính để có thái độ “hành xử” thích hợp.

Tiêu chảy là một thuật ngữ dùng chung. Các nhà chuyên môn sau khi hỏi bệnh, thăm khám và làm các xét nghiệm đưa ra một chẩn đoán chính xác người bệnh bị mắc tiêu chảy cấp tính (acute diarrhoea) hay tiêu chảy mạn tính (chronic diarrhoea).

Người mắc bệnh tiêu chảy là người đại tiện phân lỏng quá 3 lần hoặc lượng phân nhiều hơn 200 gram trong vòng 24 giờ. Trường hợp mới xảy ra việc đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày thì gọi là tiêu chảy cấp. Nhưng nếu “sự kiện” trên diễn ra kéo dài quá 2 tuần, gọi là tiêu chảy mạn.

Tên gọi chi tiết của bệnh tiêu chảy tùy thuộc vào tính chất của bệnh. Tính chất đó chính là khoảng thời gian mà bệnh diễn ra ngắn hạn hay kéo dài. Cụ thể ở đây là bệnh diễn ra dưới 2 tuần hoặc trên 2 tuần.

Bệnh tiêu chảy cấp đến nhanh, rút nhanh sau vài ngày, thậm chí là chỉ một lần uống thuốc và không để lại “dấu ấn” gì đặc biệt. Nhưng bệnh tiêu chảy kéo dài thường gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, gây suy mòn ở người lớn và các bệnh cơ hội khác có thời cơ thuận lợi để bùng nổ.

Việc giải quyết nguyên nhân của tiêu chảy đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, với tiêu chảy cấp tính có 2 nguyên nhân cơ bản:

- Nguyên nhân do ăn uống: Nếu ăn phải thức ăn “lạnh”, thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn… lạ - tức là loại thức ăn mới thưởng thức lần đầu hay lâu lâu mới có dịp đánh chén, cơ thể nhiều người, đặc biệt là những ai “tỳ vị yếu” không nồng nhiệt tiếp đón mà tống khứ ra ngoài cho sạch của “nợ” sau một cơn ậm ịch khó chịu hoặc đau quặn ở vùng bụng.

 

Ảnh minh họa/INT

Riêng trẻ nhỏ, tiêu chảy cấp xảy ra thường do chế độ ăn không phù hợp với độ tuổi, như cho ăn dặm quá sớm hoặc cho ăn các loại thức ăn khó tiêu.

- Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Bệnh tiêu chảy cấp khởi nguồn từ sự xâm nhập và “làm loạn” bởi các loại virus như Rotavirus hoặc vi khuẩn như Compylorebacter, E. Coli, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ… và các loại ký sinh trùng như Amibe, Lambia Giardia…

Tiêu chảy mạn tính xảy ra do 3 nguyên nhân:

- Những yếu tố cá nhân: Cơ thể đang mắc các bệnh gây ra sự giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhất là ở trẻ nhỏ. Nhiều lần liên tiếp rủi ro vì bệnh tiêu chảy cấp hoành hành.

- Do thuốc điều trị: Sử dụng các loại kháng sinh không phù hợp hoặc thời gian sử dụng quá dài làm chết các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn cơ hội phát triển, gây loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy mạn.

- Do vi khuẩn: Shigella và E. Coli được xem là thủ phạm số một. Ban đầu, chúng xâm nhập vào hệ thống ống tiêu hóa gây ra tiêu chảy cấp và sau đó là tiêu chảy mạn khi thời gian “chạy cầu” kéo dài quá 2 tuần.

Việc điều trị cả hai bệnh tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn, nói chung là giống nhau, gồm:

- Bồi phụ nước và điện giải: Nhằm mục đích trả lại “các chất” bị mất do phân mang theo ra bên ngoài cơ thể, đảm bảo duy trì tuần hoàn ổn định.

- Chống nhiễm khuẩn: Các trường hợp có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh để diệt trừ. Tốt nhất là dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm đảm bảo sự hấp thu và bổ sung năng lượng, tăng cường sức chống đỡ cho cơ thể của người đang mắc bệnh tiêu chảy.

Nếu tiêu chảy kéo dài là do kháng sinh hoặc nghi ngờ là do kháng sinh thì bệnh nhân hoặc người nhà cần tham vấn bác sĩ trước khi tạm thời đưa ra quyết định ngưng sử dụng thuốc.

Sau khi ngưng sử dụng kháng sinh, cần bổ sung các loại men tiêu hóa như Biolactin, Probio… để ổn định lại “trật tự” của vi khuẩn đường ruột, lập lại thế cân bằng cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường.

 

Mai Hữu Phước (Thạc sĩ Y học)

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/nhung-hau-qua-do-bi-tieu-chay-post631492.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết nhiễm cúm A/H1N1 (25/3)
 Cúm A lan rộng tại một huyện của Lào Cai (25/3)
 Chó mèo cắn, liếm có cần tiêm phòng dại không? (24/3)
 Ca mắc thủy đậu tại Hà Nội tăng cao (22/3)
 Can thiệp chiều cao khi nào là hiệu quả nhất cho trẻ em (20/3)
 Cần làm gì khi trẻ bị ngã chấn thương răng? (20/3)
 Nhóm trẻ có nguy cơ trở nặng khi mắc Adenovirus (13/3)
 Bảo vệ trẻ khỏi Adenovirus bằng cách nào? (13/3)
 Gia tăng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp thời điểm giao mùa (13/3)
 Ca mắc sốt xuất huyết tại TPHCM gia tăng (11/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i