Theo bác sĩ Trần Hữu Khanh, chó mèo cắn chảy máu mới cần tiêm mà chủ động nếu bị chó cắn hoặc liếm cũng có thể truyền virus dại.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm, TPHCM, bệnh dại là bệnh có nguồn lây rõ ràng do chó hay mèo cắn. Khác với bệnh lý khác, bệnh dại hoàn toàn dự phòng được đó là làm sao để không bị chó mèo cắn và phải phòng bệnh sau khi bị chó mèo cắn.
Nếu chẳng may bị động vật cào/cắn hoặc liếm lên vết thương hở, bạn cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt để cơ thể kịp sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công của virus dại, tốt nhất là ngay trong ngày đầu tiên. Đặc biệt, nếu vết thương nặng hoặc ở các vị trí như đầu, mặt, cổ, đầu các chi, bộ phận sinh dục... thì càng phải tiêm sớm nhất có thể.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus dại nhanh chóng nhân số lượng lên nhiều lần và bắt đầu di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng lên não với tốc độ từ 12-24mm mỗi ngày. Một số người chờ đến khi chó, mèo chết mới chịu đi tiêm, như vậy rất nguy hiểm.
Chó, mèo cắn bạn cần tiêm vắc xin dại ngay.
Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, khi bị chó mèo cắn tuyệt đối không đi đắp lá hay đi thầy lang mà phải tiêm vắc xin. Các biện pháp đắp lá, chữa mẹo không có tác dụng “lấy virus dại” ra.
Sau khi bị chó mèo cắn cũng không thể làm xét nghiệm 'tìm' virus dại. Bệnh dại chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng và theo dõi con chó, mèo đó.
Bác sĩ Khanh cho biết, khi bị chó hay mèo cắn, cào... đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương, bôi thuốc sát trùng, có thể khâu sát thương da. Đánh giá xem vết cắn, vết cào có khả năng nước bọt của động vật xâm nhập hay không để tiêm vắc xin dại.
Người dân phải hiểu tính chất - chỉ có động vật bị bệnh dại và trong nước miếng của nó có virus dại, và con vật đó sẽ chết sau 10 ngày nên khi đó bạn cần theo dõi con chó, mèo và tiêm ngừa.
Khác với vắc xin khác, vắc xin dại được coi là vắc xin điều trị. Khi tiêm vắc xin đúng sẽ không có nguy cơ mắc bệnh dại. Bác sĩ tiêm sẽ tuỳ vị trí vết cắn để đánh giá xem có cần tiêm huyết thanh dại để bao vây virus lại hay không.
Tiêm ngừa vắc xin và theo dõi con chó nếu sau 10 ngày không chết thì người bị cắn cũng không phải tiêm mũi 4, mũi 5.
Người dân có tâm lý sợ vắc xin dại vì tác dụng phụ ảnh hưởng tới thần kinh, bác sĩ Khanh cho rằng, với công nghệ hiện nay vắc xin dại rất an toàn. Vì vậy, khi bị chó, mèo cắn bạn nên cần tiêm đủ mũi cho an toàn. Vắc xin này tiêm được cả cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em thường có xu hướng che giấu cha mẹ về vết cắn vì sợ la mắng và do đó không nhận được đầy đủ các biện pháp sơ cứu và chăm sóc sức khỏe phù hợp. Phụ huynh cần dạy trẻ làm cách nào để tránh bị động cắn là một nhân tố thiết yếu nhất của phòng, chống bệnh dại.
Hoàng Quyên
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/cho-meo-can-liem-co-can-tiem-phong-dai-khong-post631290.html