Sức khỏe và Phát triển
   Bé gái 3 tuổi bị xoắn dạ dày 180 độ
 

Bé gái 3 tuổi bị đau bụng, nôn khan, dạ dày xoắn 180 độ quanh trục tạng, là bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ em.

Ban đầu bé khám tại bệnh viện gần nhà, bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, chỉ định nhịn ăn, truyền dịch, thụt hậu môn, nhưng đau bụng hơn nên chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngày 30/1, bác sĩ Lê Quang Dư, khoa Ngoại Tiêu hóa, Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé nhập viện quấy khóc, đau bụng nhiều vùng thượng vị, nôn khan, không có dịch mật, chướng bụng tăng dần. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị tắc ruột, dạ dày giãn to, xoắn dạ dày, phải mổ cấp cứu.

"Dạ dày của trẻ xoắn 180 độ quanh trục tạng, xoay dọc theo trục dài và bị tắc", bác sĩ Dư nói, thêm rằng ê kíp phẫu thuật khẩn trương tháo xoắn và khâu cố định dạ dày bé vào thành bụng để tránh hiện tượng tái xoắn sau này.

Sau hai ngày phẫu thuật, bé hết đau bụng, ăn được sữa và đi ngoài bình thường.

Các bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Lê Hiếu

Theo bác sĩ Trần Anh Quỳnh, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Trung tâm Ngoại tổng hợp, xoắn dạ dày là tình trạng xoay xoắn bất thường của một phần dạ dày quanh phần còn lại của nó, từ 180 độ đến 360 độ. Xoắn dạ dày được chia theo hai dạng chính là xoắn theo trục tạng và xoắn dạ dày theo trục mạc treo.

Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trên 12 tháng tuổi và không kèm các bệnh lý khác. Bệnh nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể gây thiếu máu dạ dày, dẫn đến thủng, hoại tử toàn bộ dạ dày, thậm chí gây tử vong.

Nguyên nhân là do bất thường các dây chằng cố định dạ dày như trường hợp em bé này, hoặc có thể trẻ bị thoát vị hoành hay thoát vị qua khe thực quản. Biểu hiện thường gặp của bệnh ở trẻ lớn là buồn nôn, nôn khan; chướng bụng, đau bụng vùng thượng vị; đặt ống thông dạ dày vướng.

Ở trẻ nhũ nhi, trớ và nôn là những triệu chứng thường gặp, có thể nôn ra dịch vàng hay dịch trong tùy theo vị trí bị tắc, đôi khi nôn ra máu. Trường hợp do thoát vị hoành, dạ dày ở lồng ngực, thường có triệu chứng suy hô hấp và thở nhanh.

Chẩn đoán xoắn dạ dày khá khó khăn vì triệu chứng tương tự các cơn đau bụng do nhiều nguyên nhân khác. Xoắn dạ dày thường khó được xác định chính xác trước phẫu thuật, đòi hỏi phối hợp khám lâm sàng cùng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, cắt lớp vi tính ổ bụng...

Bác sĩ khuyến cáo khi trẻ đột ngột nôn nhiều, đau bụng từng cơn thì nên đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lê Nga(vnexpress.net)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 cách giúp trẻ khỏi cơn nấc cụt (30/1)
 Ôm hôn trẻ có thể lây viêm màng não (13/1)
 6 cách giúp phòng nhiễm trùng tai cho trẻ (13/1)
 Phòng tránh tai nạn cho trẻ dịp Tết (3/1)
 Trẻ em có mắc bệnh thận? (3/1)
 3 cách giúp khắc phục ho và tức ngực cho trẻ tại nhà (26/12)
 Những điều cha mẹ nên biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ (19/12)
 Dấu hiệu không nên bỏ qua về viêm đường tiết niệu ở trẻ (19/12)
 Cách nhận biết sớm và hướng điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em (17/12)
 Những mũi tiêm quan trọng bảo vệ sức khỏe cả đời của bé (17/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i