Sức khoẻ
   Mất nước ảnh hưởng đến chức năng não của trẻ
 

Trẻ bị mất nước dễ giảm khả năng tập trung, cáu gắt, trí nhớ kém, đau đầu, mệt mỏi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nước có ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần ở người. Các nhà khoa học của Khoa Tâm lý, Đại học Wales Swansea (Anh) thực hiện nghiên cứu trên trẻ từ 7-9 tuổi trong môi trường trường học, nhận thấy khả năng hấp thụ nước kém có liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Trẻ có dấu hiệu mất nước thường hay lo lắng, tâm trạng chán nản, khó tập trung vào công việc học tập, mệt mỏi, nhức đầu. Mất nước thường xuyên còn khiến bé trẻ giảm khả năng chú ý, trí nhớ ngắn hạn hoặc kém.

Nghiên cứu của Đại học Connecticut (Mỹ) cho thấy tình trạng mất nước ở mức độ nhẹ cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của thanh niên, khiến họ tăng cảm giác căng thẳng, lo lắng, đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung. Mất nước, chức năng não, tâm trạng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trẻ em bị mất nước do hoạt động nhiều. Tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên khối lượng của trẻ cao nên khi đổ mồ hôi, đi tiểu trẻ cũng bị mất nước nhiều hơn so với người lớn. Trẻ chưa ý thức được việc bổ sung nước trong hoạt động hằng ngày, dù nước có sẵn trước mặt trẻ cũng dễ bỏ qua. Việc không có thói quen uống nước cũng khiến bé dễ rơi vào tình trạng mất nước.

 

Bổ sung nước liên tục cho trẻ để tránh mất nước. Ảnh: Freepik

Khi trẻ thấy khát hoặc đòi uống nước, có thể chúng bị mất nước. Theo Very Well Family, cơ chế khát nước được kích hoạt khi lượng nước cung cấp vào cơ thể thấp hơn so với lượng nước cần thiết để trẻ hoạt động. Trẻ mất nước còn biểu hiện như: da khô, mệt mỏi, miệng khô hoặc dính, đau đầu, khát nước, nước tiểu sẫm màu hơn vàng nhạt, lú lẫn hoặc cáu kỉnh, mắt trũng, tim đập nhanh, khóc không ra nước mắt... Cha mẹ nên chú ý bổ sung nước cho con khi nhận thấy các dấu hiệu trên.

Lượng nước thu nạp vào cơ thể có thể qua nước uống, nước trong các loại trái cây, nước hoa quả trẻ... Đối với trẻ tham gia hoạt động thể chất nhiều, phụ huynh nên cân nhắc bổ sung nhiều nước hơn so với khuyến nghị thông thường. Cha mẹ nên tránh cho trẻ dùng đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo, caffeine.

Để giúp trẻ duy trì đủ lượng nước cần thiết, cha mẹ nên giảm thiểu các hoạt động gây mất nước, nhất là vào những ngày nắng nóng. Người lớn lên một lịch trình đơn giản để giúp trẻ nhớ uống nước thường xuyên. Ngoài ra, có thể thêm hương vị cho trẻ qua việc thưởng thức các loại nước trái cây như dưa hấu, dứa, dưa chuột, chanh...

Việc phụ huynh có thể làm gương bằng cách uống nước thường xuyên hơn và lý giải cho con hiểu về tầm quan trọng của nước.

Hà Phượng (Theo Very Well Family)

Nguồn: https://vnexpress.net/mat-nuoc-anh-huong-den-chuc-nang-nao-cua-tre-4492762.html

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh cúm ở trẻ: Khi nào cần nhập viện, cách nào phòng ngừa hiệu quả? (28/7)
 Cúm A: Khi nào cần đưa trẻ đi khám? (28/7)
 Dấu hiệu đau đầu nguy hiểm ở trẻ (27/7)
 Người bị cúm A cần làm gì để nhanh khỏi (25/7)
 Nhiều người nhầm lẫn giữa cúm A và Covid-19, chuyên gia chỉ cách phân biệt (25/7)
 Cách sơ cứu trẻ bị bỏng (23/7)
 Viêm màng não virus đang vào mùa, cha mẹ cần lưu ý điều này để bảo vệ trẻ (22/7)
 Phát hiện loại ung thư mới ở trẻ em (21/7)
 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mất nước (21/7)
 9 bài tập mắt giúp trẻ cải thiện thị lực (20/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i