Tâm lý
   3 hành vi “thông minh giả” của trẻ, lớn lên làm gì cũng khó, bố mẹ đừng vội mừng
 

Những hành vi khôn lỏi này của trẻ tưởng là lợi nhưng hại vô cùng.

Có nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ trông rất thông minh, dễ thương nhưng xét về lâu dài đó lại là kiểu “thông minh giả tạo”, ảnh hưởng xấu tới tương lai.

Dưới đây là 3 hành vi như vậy, bố mẹ cần chú ý.

1. Chỉ nói mà không làm

Có một đứa trẻ hoạt bát, khéo ăn khéo nói là mong ước của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cần để ý kỹ tới những đứa trẻ này, bởi chúng có thể có một số vấn đề bên trong.

 

Cô Hoàng (Trung Quốc) là giáo viên mầm non. Cô chia sẻ rằng, trong lớp mình đang dạy có một đứa trẻ rất khéo ăn nói, cậu bé hay nói mình làm cái này cái kia nhưng thực ra chẳng làm gì cả.

Chẳng hạn như khi mọi người cùng nhau dọn dẹp, cậu bé nói: “Cô ơi, cô đừng lo, con hứa sẽ dọn dẹp lớp sạch sẽ nhất”.

Kết quả là trong khi những đứa trẻ khác đều hoàn thành nhiệm vụ của mình, cậu bé chỉ dọn dẹp được có một chút, hết chạy chỗ này tới chỗ kia y như một thủ lĩnh nhí.

Trên thực tế, cậu bé không hoàn thành phần việc của mình và đợi người khác làm thay.

Có một lần khác lớp tổ chức thi hát. Cậu bé khoe mình đã thuộc bài này, chắc chắn sẽ giúp đội đạt giải cao.

Mọi người đều tin đó là sự thật, kết quả cậu gây ra những trở ngại nghiêm trọng cho cả đội.

Sau đó, tất cả mọi người đều nghi ngờ trước những gì cậu bé nói và luôn cảm thấy cậu là người chỉ biết nói chứ không biết làm.

Những đứa trẻ như vậy quen nói dối, dần dần sẽ bị mọi người không tin tưởng và không có ai dám chơi với một người như vậy cả, tương lai chắc chắn sẽ khó thành tài.

2. Phá vỡ các quy tắc

Khi xem những đứa trẻ chơi cầu trượt, người ta thấy có vài đứa trẻ cứ trượt xuống xong là chạy ngay tới chỗ cầu thang leo lên chơi tiếp, không xếp hàng, ngang nhiên chen lấn người khác.

 

Không phải người lớn nào cũng quan tâm tới hành vi này của những đứa trẻ như vậy. Họ xem đó là chuyện vặt vãnh của trẻ con, không xếp hàng chẳng có gì to tát cả.

Thậm chí, họ còn cho rằng, đứa trẻ này thông minh, làm như vậy sẽ chơi được nhiều lần hơn.

Tuy nhiên, việc không tuân thủ xếp hàng cho thấy đứa trẻ đó không được bố mẹ dạy dỗ đàng hoàng. Chúng không biết những phép tắc cơ bản nhất.

Nếu một đứa trẻ không tôn trọng các nguyên tắc từ nhỏ, lớn lên thường trở thành người vô kỷ luật.

Ví dụ, trẻ có thể vượt đèn đỏ để nhanh hơn hay gian lận để có điểm cao.

Việc phá vỡ các quy tắc chỉ để mang lại chút lợi ích nhỏ cho bản thân thực chất mất nhiều hơn được, tương lai sẽ gây hậu quả lớn cho trẻ.

3. Lợi dụng người khác

Con gái cô Vương (Trung Quốc) thường hay kể cho mình nghe về một bạn học trong lớp. Cô bé nói rằng, cậu bạn này không có ai thích chơi cùng.

Cô Vương hỏi tại sao thì con gái trả lời rằng, do cậu bạn này rất hay lợi dụng người khác, lại tham lam.

 

Mỗi khi có bạn cùng lớp mang theo đồ ăn, cậu ấy thường hay xin chứ không bao giờ tự bỏ tiền ra mua. Không những vậy, đồ dùng học tập cậu ấy thường mượn bạn bè chứ hiếm khi mua.

Tất cả mọi người đều miễn cưỡng chơi với cậu bé, mỗi khi cậu bé mở miệng, lúc nào cũng là xin xỏ hoặc mượn.

Nếu trong gia đình có trẻ biết lợi dụng người khác, một số cha mẹ sẽ khen con mình là khôn ngoan, cho rằng chúng thông minh, không sợ bị thiệt thòi.

Thế nhưng, những đứa trẻ khôn vặt này chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không để tâm tới hậu quả sau này.

Nếu quá để ý tới những lợi ích trước mắt, tầm nhìn của trẻ sẽ bị thu hẹp, không thể nhìn xa trông rộng được. Điều này có thể khiến trẻ bỏ lỡ nhiều cơ hội sau này, khó có triển vọng lớn.

Phan Hằng (Theo Aboluowang)

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/3-hanh-vi-thong-minh-gia-cua-tre-lon-len-lam-gi-cung-kho-bo-me-dung-voi-mung-d559346.html

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phê bình để không hủy hoại lòng tự trọng của con trẻ (19/7)
 Giúp trẻ phát triển nhân cách (18/7)
 Bài học rèn tính tự lập, nói không với xu nịnh: Dạy trẻ biết từ chối (16/7)
 Cách nhận biết sự thông minh của con trẻ giúp cha mẹ sớm định hướng đúng (15/7)
 Bất ngờ thời điểm trẻ phát triển ngôn ngữ (15/7)
 Can thiệp cho trẻ tự kỷ bắt đầu càng sớm càng tốt (12/7)
 8 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ bị tự kỷ (11/7)
 4 đặc điểm trên gương mặt trẻ chứng tỏ thông minh (9/7)
 Trẻ làm gì cũng chậm chạp, cha mẹ thử áp dụng 3 cách này (8/7)
 Nghiên cứu khoa học: 7 lưu ý cho cha mẹ để nuôi dạy nên những đứa con thành công (7/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i