Sức khoẻ
   4 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng nên từ bỏ
 

Dưới đây là những thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ.

1. Thói quen mút tay của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng

Hầu như trẻ em đều có thói quen mút tay, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sai khớp cắn.

Mút tay trong thời kỳ răng sữa không ảnh hưởng lâu dài đến hàm răng, nhưng thói quen này nếu kéo dài qua thời kỳ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, trẻ sẽ bị sai khớp cắn với các biểu hiện như: Răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở vùng răng trước, hẹp cung răng trên (cung răng có hình chữ V).

Răng di chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tác động của thói quen. Nếu trẻ mút tay với áp lực mạnh nhưng không liên tục và thời gian không đủ lâu thì các răng di chuyển ít. Ngược lại, trẻ mút tay với áp lực nhẹ nhưng kéo dài hơn 6 giờ/ngày, đặc biệt là những trẻ mút tay suốt đêm thì sẽ bị sai khớp cắn trầm trọng.

Mút tay có thể gây ra sai khớp cắn nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ răng hỗn hợp. Những di chuyển nhẹ của các răng sữa có thể thấy ở trẻ 3 - 4 tuổi có thói quen mút tay. Nếu thói quen chấm dứt ở thời điểm này, áp lực của môi và má sẽ tự đưa các răng sữa trở về vị trí bình thường. Nếu thói quen kéo dài sau khi răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên, cần phải điều trị chỉnh hình để giải quyết vấn đề sai vị trí của răng.

 

Trẻ em có thói quen mút tay kéo dài đều dẫn đến tình trạng sai khớp cắn.

2. Thói quen cắn móng tay, cắn bút

Nhiều trẻ có thói quen cắn móng tay, cắn bút khi gặp các vấn đề rắc rối trong học tập, trong sinh hoạt, điều này thực sự không tốt cho răng. Phần lớn trẻ cắn móng tay, cắn bút là do tình trạng tinh thần căng thẳng lo âu. Hành động cắn móng tay, cắn bút hoặc làm những tật xấu khác làm cho trẻ bớt cô đơn, buồn chán.

Cắn bút và cắn móng tay rất có hại, có thể làm trầy xước mô mềm quanh miệng, dễ làm răng mòn, nứt, lâu ngày ảnh hưởng tới tủy. Ngoài ra, còn làm mỏi khớp thái dương, giảm sức nhai, ảnh hưởng đến phát âm, nhiễm khuẩn từ móng tay, bút... Chìa khóa để giải quyết vấn đề là người thân, thầy cô cần nhắc nhở nhẹ nhàng, giải thích tác hại cho trẻ hiểu.

3. Thói quen xấu của môi cũng ảnh hưởng đến phát triển răng

Cắn môi dưới là thói quen thường gặp nhất. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là bệnh nhân có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và cường cơ cằm. Môi và lưỡi có thể chạm nhau trong khi nuốt. Bệnh nhân có cắn hở vùng răng trước, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi.

Cắn môi trên thường gặp ở trẻ đang đi học. Đây là một hội chứng nhằm làm giảm sự căng thẳng. Chức năng của lưỡi có thể bình thường.

Trong trường hợp mút môi dưới sẽ làm tăng độ cắn chìa vì làm răng cửa trên nghiêng về phía môi và răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi. Bất hài hòa nhẹ theo chiều trước - sau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới.

Thói quen mút môi làm tăng độ cắn chìa từ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp độ cắn chìa lớn là do bất hài hòa nhiều giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước - sau, thông thường là do hàm dưới kém phát triển. Độ nghiêng ngoài - trong của các răng cửa có thể bình thường. Môi dưới nằm giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, là do sự đáp ứng của môi đối với sự sai lệch hình thái giữa các xương hàm.

 

Thói quen cắn bút khi gặp các vấn đề rắc rối trong học tập, sinh hoạt sẽ không tốt cho răng.

4. Thói quen đẩy lưỡi sẽ ảnh hưởng đến phát triển răng

Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt. Trước đây, đẩy lưỡi được cho là nguyên nhân gây ra các lệch lạc về răng. Thực ra, lưỡi chỉ đặt áp lực lên răng khoảng 1 giây trong 1 lần nuốt. Một người chỉ thực hiện 800 lần nuốt trong toàn bộ thời gian thức và vài lần nuốt/giờ khi ngủ trong 1 ngày.

Như vậy, trong 1 ngày, mỗi người trong chúng ta chỉ nuốt chưa đến 1000 lần cho nên lực từ lưỡi đặt lên răng chỉ trong 1000 giây, tức là chưa đến 20 phút/1 ngày. Khoảng thời gian lưỡi tác động lực lên răng như thế là quá ít, không thể làm di chuyển răng.

Do đó, đẩy lưỡi được là do nguyên nhân gây ra cắn hở răng trước. Thực ra, lưỡi đẩy ra trước là kết quả cắn hở vùng răng trước. Bệnh nhân cắn hở vùng răng trước và răng cửa trên nghiêng ra trước, không thể khép kín môi lúc nuốt, nên có khuynh hướng đưa lưỡi ra trước chêm giữa các răng cửa trên và dưới để đóng kín phần trước của xoang miệng. Do đó, không nên tập cho bệnh nhân kiểu nuốt với vị trí lưỡi không đẩy về trước nếu chưa bắt đầu chỉnh hình.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía trước thì lực từ lưỡi, dù rất nhẹ nhưng thời gian tác động dài, sẽ làm di chuyển răng. Vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía trước thỉnh thoảng đi kèm với đẩy lưỡi ra trước khi nuốt.

Lưỡi có thể nằm về trước, sang 2 bên hoặc về phía trước, vừa sang bên.

Tùy theo vị trí của lưỡi mà ta có các kiểu sai khớp cắn:

Cắn hở vùng răng trước: Do vị trí lưỡi nằm về trước và đẩy lưỡi ra trước khi nuốt.

Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu: Do vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía sau và tràn lên mặt nhai vùng răng sau, làm lún các răng sau.

Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi - múi ở vùng răng sau: Do vị trí lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau.

Như vậy, chức năng và vị trí lưỡi bất thường có thể là nguyên nhân của sai khớp cắn, nhưng cũng có thể là sự đáp ứng của lưỡi đối với sai khớp cắn có từ trước.

 

Tóm lại: Các thói quen xấu có thể gây hại đến sự phát triển của răng, Chính vì vậy, khi thấy răng trẻ không thẳng hàng hoặc mọc lệch… cần cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt để được tư vấn. Thông thường trẻ em từ 9 đến 15 tuổi nên đi khám bác sĩ Răng Hàm Mặt để phát hiện, chẩn đoán sớm hàm răng bị lệch lạc và có biện pháp khắc phục. Nếu lệch lạc hàm răng còn nhẹ có thể áp dụng phương pháp chỉnh nha phòng ngừa cho trẻ.

Sau khi đã loại bỏ các nguy cơ do thói quen xấu mà răng vẫn còn lệch lạc thì các bác sĩ chuyên về chỉnh nha mới tiến hành cho bệnh nhân đeo khí cụ chỉnh hình răng.

Bên cạnh đó, việc tập để thay đổi một thói quen xấu rất khó, cần phải có sự can thiệp của cha mẹ, vì phải chỉnh sửa ngay từ khi trẻ mới thay răng vĩnh viễn. Khi trẻ đã lớn, hàm răng bị lệch lạc, nếu có chỉnh hình răng mà không bỏ thói quen xấu thì sau một thời gian, hàm răng sẽ bị lệch lạc trở lại như cũ.

BSCKI Ngô Thị Thu Thảo

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-thoi-quen-xau-anh-huong-den-su-phat-trien-cua-rang-nen-tu-bo-172220617141425466.htm

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao cần tái khám khi điều trị viêm phổi ở trẻ em? (28/6)
 Bổ sung quá nhiều vitamin D, coi chừng ngộ độc (28/6)
 Những công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây lồng đèn ít người biết (27/6)
 Nắng nóng, trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần làm gì? (25/6)
 Cách hạ sốt an toàn cho trẻ (24/6)
 Vừa đi nắng về tuyệt đối không làm 3 điều này (23/6)
 Làm gì để tránh sốc nhiệt? (22/6)
 Sai lầm cần tránh nếu không muốn trẻ tử vong vì sốt xuất huyết (20/6)
 Nhiều phụ huynh chọn thể thao để rèn ý chí cho con (18/6)
 8 biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón (16/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i