Mang thai và sinh đẻ
   Thai phụ mắc Covid-19 có cần nhập viện?
 

Tôi đang mang thai được 10 tuần thì không may mắc Covid-19. Liệu tôi có cần nhập viện luôn hay phải theo dõi dấu hiệu gì nếu điều trị tại nhà? (Mai Hoàng, 29 tuổi, Bắc Ninh)

Trả lời:

F0 mang thai dưới 37 tuần mà không có triệu chứng, nhất là những người đã tiêm đủ vaccine thì không nhất thiết phải vào viện theo dõi. Mẹ bầu hoàn toàn có thể điều trị tại nhà dưới sự giám sát của trung tâm y tế hoặc bệnh viện để tránh nguy cơ chuyển nặng.

Khi điều trị tại nhà, sản phụ cần giữ tinh thần lạc quan, không quá lo lắng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chuẩn bị sẵn trong nhà các loại thuốc. Tuyệt đối không dùng những đơn thuốc tràn lan trên mạng.

Trường hợp bị sốt, F0 nên bù điện giải như oresol. Nếu sốt trên 38,5, thai phụ có thể dùng panadol (thuốc không ảnh hưởng đến thành phần cấu trúc em bé). Nếu ho thì nên dùng thuốc, xịt họng có tính sát khuẩn; xịt mũi khi ngạt. Tuy nhiên, F0 chỉ nên điều trị triệu chứng, có triệu chứng gì thì dùng thuốc đó, không lạm dụng thuốc dẫn đến phản tác dụng.

Bốn dấu hiệu cần chú ý khi điều trị tại nhà:

Sản phụ khi mắc Covid cần đo SpO2 thường xuyên, tối thiểu 4 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Ví dụ như mẹ bầu dậy lúc 8h sáng thì đo 8h, 12h, 16h và 20h. Nếu chỉ số 97% trở lên yên tâm, từ 96% cần chú ý, nằm nghỉ ngơi 30 phút mà chỉ số vẫn thấp thì vào viện.

Thứ hai, F0 khó thở do ngạt mũi thì cần đếm nhịp thở. Nếu nhịp thở trên 20 lần trên phút là khó thở thể trung bình hoặc sản phụ tự cảm thấy khó thở nhiều.

Thứ ba, thai phụ sốt cao kéo dài từ 38,5 độ trở lên, phải phụ thuộc vào thuốc hạ sốt, khi ngắt thuốc lại sốt lại. Nếu kéo dài ba ngày, mẹ bầu cũng cần vào viện kiểm tra.

Cuối cùng, F0 đang sinh hoạt bình thường bỗng mệt mỏi không nguyên nhân. Đây cũng là một dấu hiệu chuyển từ thể nhẹ sang trung bình.

Ngoài ra, các mẹ có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như: đau bụng, ra máu, em bé đạp yếu đi nhỏ hơn 10 lần/2 tiếng; theo dõi mạch, huyết áp tại nhà nếu có dấu hiệu cao huyết áp, mạch nhanh, cơn đau tức ngực sẽ phải nhập viện...

Hiện, các nghiên cứu chỉ ra Covid không ảnh hưởng đến cấu trúc em bé nhưng có thể làm tăng tỷ lệ tiền sản giật, đẻ non, thai chậm phát triển, thai lưu,... Do đó, sản phụ khi khỏi Covid-19 nên quay lại để kiểm tra sức khỏe để loại trừ các nguy cơ trên.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Định

Giám đốc Trung tâm khám và điều trị, chăm sóc sức khoẻ sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Cơ sở 2

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ (18/3)
 3 bộ phận nhất định phải thật sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ, mẹ bầu ghi nhớ để vệ sinh đúng cách (11/3)
 Thai nhi cảm nhận được tiếng nhạc, lời nói và tình cảm từ trong bụng mẹ, liệu bé có biết ''chuyện yêu'' của bố mẹ hay không? (11/3)
 Bệnh nhân ung thư vú có nên cho con bú? (6/3)
 Thai nhi 37 tuần bị xuất huyết nội sọ ngay trong bụng mẹ, 16 bác sĩ hợp sức cứu trong 1 giờ (6/3)
 Không có tinh trùng (2/3)
 Nam giới uống rượu có thể gây dị tật tim bẩm sinh ở con (2/3)
 Thai nhi bị sa dây rốn, thò chân ra ngoài cửa mình mẹ (19/2)
 Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản? (19/2)
 Các chỉ số siêu âm thai nhi mẹ bầu cần nắm rõ, ngoài BPD và FL còn rất nhiều kí hiệu quan trọng khác (19/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i