Mang thai và sinh đẻ
   3 bộ phận nhất định phải thật sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ, mẹ bầu ghi nhớ để vệ sinh đúng cách
 

Vệ sinh cơ thể trước khi sinh đẻ đúng cách giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trước khi sinh.

Giây phút mong chờ nhất đối với bất kì bà bầu nào sau 9 tháng 10 ngày là được chào đón bé yêu của mình. Ai cũng biết về những cơn đau khủng khiếp khi lên bàn đẻ, vào lúc ấy chắc hẳn nhiều chị em không còn tâm trạng để nghĩ đến chuyện đẹp xấu.

Thế nhưng, điều quan trọng hơn là nếu được vệ sinh cơ thể trước khi sinh đẻ đúng cách giúp mẹ bầu có được quá trình vượt cạn thoải mái, nhẹ nhàng hơn để chờ đón khoảnh khắc bé yêu chào đời. Nếu không, không chỉ mẹ cảm thấy không thoải mái mà sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo vì vi khuẩn dễ bị xâm nhập hơn.

Dưới đây là 3 bộ phận trên cơ thể nhất định phải được làm sạch sẽ trước khi lên bàn đẻ, chị em nên ghi nhớ để vệ sinh đúng cách trước ngày dự sinh nhé.

1. Móng tay, móng chân

Sau khi sinh, mẹ bầu sẽ được tiếp xúc ngay với em bé. Lúc này tay sẽ là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với con. Sau đó sẽ là cho con bú, hút sữa, thay quần áo cho bé... Làn da của con rất mỏng manh nên hãy đảm bảo móng tay không sắc nhọn hay bị bẩn trước khi chăm sóc bé.

Bên cạnh đó, móng tay, móng chân của mẹ nếu để quá dài sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nhất là vi khuẩn về đường ruột và gây tổn thương cho bé khi tiếp xúc bởi da bé vẫn còn rất mỏng. Do đó, khi vệ sinh trước khi sinh đẻ, mẹ đừng quên cắt móng tay gọn gàng, móng chân và bôi sạch màu sơn trên móng.

Nên làm sạch móng tay, móng chân trước khi đi sinh.

2. Vùng kín

Ở giai đoạn mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn khiến môi trường trong âm đạo trở nên ẩm ướt, đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm, gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Chính vì thế, mẹ cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đây là bước vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ không nên bỏ qua.

Mẹ cần lưu ý những điểm sau:

- Không tắm trong bồn tắm quá lâu, ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.

- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho vùng kín luôn được khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.

- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì điều này dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.

Vùng kín sạch sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tự tin.


- Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín nhưng đừng quá lạm dụng, vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ PH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.

- Sau khi đi đại - tiểu tiện, cần làm sạch vùng kín bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.

Ngoài ra, trước khi sinh con, mẹ nên tỉa sơ bằng kéo trong trường hợp vùng kín của mình quá rậm rạp. Các chuyên gia cho rằng các mẹ nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày - bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn.

Việc "dọn dẹp" vùng kín này tùy thuộc vào sự mong muốn của mẹ. Hãy làm chủ cơ thể để cảm thấy thoải mái và tự tin nhất.

3. Nhũ hoa

Sau khi sinh vài giờ, mẹ đã có thể cho em bé bú. Chính vì vậy khi vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh. Việc làm này cũng sẽ giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa sau khi sinh.

Mẹ nên sử dụng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa của mình.

Bé sẽ ti trực tiếp ngay sau khi mẹ sinh nên hãy đảm bảo vòng 1 luôn sạch sẽ nhé.

Ngoài ra, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn khi đi sinh:

- Nên tắm trước khi đi sinh, có thể cắt tóc cho gọn gàng, nếu không hãy buộc hoặc kẹp lại.

- Đi tiểu tiện, đại tiện trước khi sinh. Hiện tại ở các bệnh viện đã có ống thông hoặc dụng cụ để mẹ bầu sử dụng trước khi sinh bé.


Theo Nhịp Sống Việt

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thai nhi cảm nhận được tiếng nhạc, lời nói và tình cảm từ trong bụng mẹ, liệu bé có biết ''chuyện yêu'' của bố mẹ hay không? (11/3)
 Bệnh nhân ung thư vú có nên cho con bú? (6/3)
 Thai nhi 37 tuần bị xuất huyết nội sọ ngay trong bụng mẹ, 16 bác sĩ hợp sức cứu trong 1 giờ (6/3)
 Không có tinh trùng (2/3)
 Nam giới uống rượu có thể gây dị tật tim bẩm sinh ở con (2/3)
 Thai nhi bị sa dây rốn, thò chân ra ngoài cửa mình mẹ (19/2)
 Độ tuổi ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản? (19/2)
 Các chỉ số siêu âm thai nhi mẹ bầu cần nắm rõ, ngoài BPD và FL còn rất nhiều kí hiệu quan trọng khác (19/2)
 3 vấn đề hay gặp khi mang thai khiến trẻ sinh ra rất khó nuôi, thậm chí còn thấp bé nhẹ cân (19/2)
 Bà bầu ngồi nhiều có sao không? (8/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i