Trong quá trình trẻ phát triển, khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn khiến nhiều bố mẹ như "vỡ mộng" về đứa con vốn ngoan ngoãn của mình.
Em bé sơ sinh dù còn thức hay đang ngủ, chúng đều giống như một thiên thần nhỏ đáng yêu. Thế nhưng khi trẻ lớn dần, chúng trở nên bướng bỉnh, hay cáu gắt, thích ném đồ đạc, trong phút chốc từ "thiên thần" đã biến thành "tiểu quỷ". Đặc biệt, khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn khiến nhiều bố mẹ đau đầu nhất.
Tại sao khủng hoảng tuổi lên 2 khiến trẻ mất kiểm soát nhất?
Khi trẻ được 2 tuổi, chúng đang trong giai đoạn tập đi, tập nói và bắt đầu hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh. Lúc này, trẻ có xu hướng trở nên lo lắng về mọi thứ, hay nổi loạn, nóng nảy và thích đánh người khác khiến bố mẹ lầm tưởng con mình hư hỏng. Trên thực tế, đây là giai đoạn khủng hoảng đầu tiên trong đời một đứa trẻ, thường được gọi là "khủng hoảng tuổi lên 2".
Khủng hoảng tuổi lên 2 khiến nhiều bố mẹ đau đầu. (Ảnh minh họa)
Các nhà tâm lý học cho rằng, trẻ em từ 2 - 3 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có sự thay đổi lớn về tâm lý. Khi trẻ đối mặt với nhiều cảm xúc khác nhau, nhất là cảm xúc tiêu cực, chúng không biết cách thể hiện và đối phó như thế nào.
Vì thế, trẻ chỉ có thể biểu hiện thông qua các hành vi như bướng bỉnh, tức giận, thiếu kiên nhẫn... Bố mẹ cần hiểu rằng, những biểu hiện này của con cái không phải cố tình làm trái ý của bố mẹ mà cho thấy chúng bất lực không biết xử lý như thế nào.
Giữa đêm tỉnh giấc, cảm giác có ai đó đang theo dõi mình, mẹ trẻ nhìn ra cửa phòng thì chứng kiến cảnh tượng "lạnh sống lưng"
3 tuyệt chiêu giúp bố mẹ đối phó với những cơn khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ
3 cách sau đây có thể phần nào giúp bố mẹ có những cách ứng xử phù hợp trong giai đoạn trẻ khủng hoảng như thế này.
1. Cung cấp cho trẻ sự hiểu biết
Khi trẻ được 2 tuổi, chúng vừa bước vào giai đoạn học ngôn ngữ, vốn từ vựng còn ít, chưa thể diễn đạt được những suy nghĩ của mình. Khi trẻ muốn một thứ gì đó nhưng không thể nói ra được, chúng sẽ rất tức giận nên dễ dẫn tới những hành động ngỗ nghịch.
Khi trẻ muốn một thứ gì đó nhưng không thể nói ra được, chúng sẽ rất tức giận. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, bố mẹ hãy kiên nhẫn và thông cảm hơn với những hành vi của con cái. Mặc dù trẻ có thể không nói được nhiều nhưng chúng vẫn hiểu được những lời bố mẹ nói. Bố mẹ nên kiên nhẫn nói chuyện nhẹ nhàng hơn với trẻ, nói cho trẻ biết đâu là điều đúng đắn thay vì dùng đòn roi hay mắng mỏ để ngăn cản những việc trẻ làm.
Bố mẹ nên chấp nhận việc trẻ đang có tâm trạng xấu trước, sau đó cải thiện khả năng bộc lộ cảm xúc của chúng thông qua việc luyện tập nghe nói.
2. Đưa ra lời khuyên cho trẻ
Trẻ 2 tuổi có khả năng nhận thức nhất định về cảm xúc như tức giận hoặc buồn chán. Thế nhưng, trẻ không có khả năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Ngoài việc hướng dẫn về ngôn ngữ, bố mẹ có thể cố gắng chuyển những điều trẻ đang bực tức sang những thứ khiến chúng vui vẻ, thoải mái hơn như chơi trò chơi, đọc sách, đi chơi.
Khi bố mẹ đối mặt với tiếng khóc của trẻ, đừng lúc nào cũng thỏa hiệp, nếu không trẻ sẽ ngày càng có những đòi hỏi vô lý.
3. Bố mẹ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ
Khi trẻ bướng bỉnh, ăn vạ, khóc lóc... bố mẹ đừng bao giờ thốt ra những câu nói như "bố mẹ không cần con nữa", "bố mẹ mặc kệ con đấy". Những lời nói mang tính bạo lực ngôn ngữ cũng cần tránh, vì nó sẽ làm tăng cảm giác sợ hãi và tự ti cho trẻ, không có lợi cho sự phát triển nhân cách lành mạnh.
Trong quá trình giao tiếp với con cái, bố mẹ nên tôn trọng thay vì lạm dụng quyền hạn của mình và so sánh với những đứa trẻ khác. Việc giao tiếp tích cực sẽ cải thiện cảm giác an toàn cho trẻ, khiến chúng trở nên dũng cảm và có mong muốn khám phá mạnh mẽ hơn.
2 tuổi là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Bố mẹ nên rèn cho con tính kiên nhẫn và biết tôn trọng người khác. Nếu kiên trì giáo dục đúng đắn trong giai đoạn này, trẻ sẽ hiểu chuyện, bớt bướng bỉnh và nghịch phá hơn.
Nguồn Nhịp Sống Việt