Chăm sóc trẻ
   Cậu bé bị hóc xương cá nhưng không được lấy ra trong nửa năm, sự chủ quan có thể dẫn tới hậu quả khôn lường
 

 

Vì gia đình chủ quan nghĩ mảnh xương cá đã tự tiêu trong cơ thể, thế nên khi thấy đứa con trai ho khò khè kèm sốt cao, vội vàng đưa đến bệnh viện thì phát hiện ra nguyên nhân thực sự.

Ngày 13/10 vừa qua, tại Bệnh viện Trực thuộc Đại học Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tiến hành một ca phẫu thuật cho cậu bé Lương Lương (2 tuổi), bị mắc xương cá suốt nửa năm.

Theo bác sĩ Trương Lập Binh, phó trưởng khoa Nhi tại bệnh viện này cho biết: "Cậu bé bị ho khò khè liên tục trong suốt 6 tháng, nhập viện trong tình trạng sốt cao. Khi kiểm tra, tôi nhận thấy có tiếng rì rào bên trong 2 phế nang phổi của cậu bé khác nhau. Qua lời kể của bố mẹ, chúng tôi biết được vào tháng 4 năm nay, cậu bé bị mắc xương cá, sau đó ho rất nhiều. Gia đình chủ quan nghĩ rằng, xương cá đã tự tiêu trong cơ thể cho đến khi nó di chuyển vào phổi, làm nhiễm trùng, gây sốt".


Cậu bé Lương Lương bị mảnh xương cá ghim vào phổi suốt nửa năm.

Từ những thông tin ban đầu cùng với kết quả chụp phim, bác sĩ tiến hành cuộc phẫu thuật lấy xương cá ra khỏi phổi. Sau 2 tiếng phẫu thuật, một chiếc xương cá hình tam giác dài 1cm được gắp ra. Vì nằm trong phổi quá lâu nên xương cá bị các mô phổi quấn lấy, xung quanh bám nhiều hạt nhỏ.


Chiếc xương cá hình tam giác dài 1cm được gắp ra trong phổi của cậu bé.

Mẹ của Lương Lương kể lại: "Sau khi ăn cơm với cá, thằng bé bị sặc, ho rất nhiều kèm thở khò khè. Vì thằng bé không hợp tác khám nên bác sĩ lúc đó chỉ chụp X-quang phổi nhưng cũng không phát hiện được gì. Lúc đó, gia đình nghĩ thằng bé thở khò khè là do bị dị ứng. Bác sĩ cũng đã cho thuốc, tình trạng cũng thuyên giảm nên gia đình nghĩ không có vấn đề gì. Thế nhưng gần đây, thằng bé lại ho khò khè kèm sốt cao, đến bệnh viện khám thì mới phát hiện ra phổi có vấn đề".

Bác sĩ Trương cũng nói thêm rằng: "Dị vật trong phế quản là một trong trường hợp cấp cứu phổ biến ở khoa Tai Mũi Họng, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trường hợp nhẹ nó có thể gây tổn thương ở phổi, nặng thì gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn uống, tăng cường giám sát để tránh trường hợp con cái đưa các dị vật nhỏ vào miệng".

Nguồn Nhịp Sống Việt

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con gái 3 tuổi mất tích, gia đình tìm cả ngày mới phát hiện con ở chỗ không thể ngờ, mẹ đấm ngực ân hận vì sai lầm khó tha thứ (4/10)
 Con gái 6 tuổi nói "con không muốn mang thai", mẹ giật mình kinh ngạc nhưng rồi chua xót khi hiểu ra nguyên nhân (4/10)
 IQ không quyết định sự thành công trong đời một đứa trẻ (29/9)
 Cách bổ sung chất xơ cho bé khi thiếu rau xanh do giãn cách (29/9)
 Mách mẹ bí quyết giúp trẻ bổ sung vi chất, tăng sức đề kháng mùa dịch (29/9)
 Muốn cải thiện IQ cho con mình, ngoài ăn cá bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm này (29/9)
 Thấy con ngày càng bị các bạn cao vượt, mẹ đưa con đi khám rồi hối hận tột cùng khi nghe kết luận của bác sĩ (17/9)
 5 nguyên tắc mẹ cần “nằm lòng” để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé (17/9)
 Chuyên gia chỉ ra 2 lý do không nên ép con ăn, nghe xong cha mẹ cũng phải gật gù (17/9)
 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ chớ bỏ qua (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i