Sức khoẻ
   Tổn thương phổi nặng ở trẻ mắc Covid-19
 

Bé trai 13 tuổi, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, chỉ sốt nhẹ, ho khan trong 4 ngày, song khi nhập viện, SpO2 giảm, phổi bị tổn thương nhiều.

Phó giáo sư Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 23/9, cho biết ê kíp cấp cứu ghi nhận nhịp thở của bé 26-28 lần/phút (không quá nhanh so với tuổi), SpO2 92% (dấu hiệu nặng), X-quang thấy tổn thương phổi nhiều. Theo người nhà, bệnh nhi hết sốt song ho nhiều, tức ngực, khó thở nên được đưa đến viện.

Xét nghiệm ghi nhận phản ứng viêm tăng cao, rối loạn đông máu và RT-PCR dương tính Covid-19. Bệnh nhi được nhanh chóng điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng của Covid -19 với hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi cải thiện tốt về lâm sàng, hết khó thở, giảm ho. Tuy nhiên, tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm và vẫn còn giảm oxy máu khi thở khí trời, 7 ngày liên tiếp SpO2 khoảng 93-94%. Sau 17 ngày điều trị, theo dõi sát triệu chứng và oxy máu, bé khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi trên Xquang cải thiện đáng kể, xét nghiệm PCR chuyển âm tính.

Theo phó giáo sư Nguyên, đây là trường hợp trẻ khỏe mạnh, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, triệu chứng không quá rầm rộ nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài.

"Đến nay, trẻ em mắc Covid-19 phần lớn là không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, tuy nhiên tình trạng Covid-19 nặng vẫn có thể gặp ở trẻ em ngay cả không yếu tố nguy cơ", phó giáo sư Nguyên nhấn mạnh.

Đến nay, TP HCM ghi nhận khoảng 15.000 trẻ mắc Covid-19. Hiện, hơn 3.600 trẻ được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện. Tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng dưới 2%, chủ yếu trên trẻ có bệnh lý nền nặng hoặc thừa cân, béo phì. Việt Nam cũng như nhiều nước, trẻ em mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng lên.

Phó giáo sư Nguyên cho rằng trong tình hình thành phố cho F0 được cách ly theo dõi tại nhà, hầu hết trẻ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng cũng được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu chủ quan không theo dõi trẻ có thể đến bệnh viện khi bệnh diễn tiến đã nặng khiến việc điều trị khó khăn.

Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2 dưới 93% là phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với tổ phản ứng nhanh tại địa phương. "Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế", phó giáo sư Nguyên khuyến cáo.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi - Những điều cha mẹ cần biết (23/9)
 Xử trí đúng cách mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh (22/9)
 Béo phì ở trẻ em tăng gần gấp đôi trong đại dịch (21/9)
 Trẻ ngã đập đầu mạnh mới gây tổn thương não - Quan niệm sai lầm (14/9)
 Nhận biết trẻ bị lây nhiễm virus (14/9)
 Tắc tá tràng ở trẻ sơ sinh - Mẹ cần biết để phát hiện sớm (13/9)
 Trẻ bị sốt virus, cha mẹ cần lưu ý gì? (10/9)
 Tăng huyết áp ở trẻ em - Hệ lụy do đâu? (9/9)
 9 giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói (7/9)
 Hóa ra đây là nguyên nhân khiến trẻ dù lớn vẫn nói "ngọng líu ngọng lô" (31/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i