Sức khoẻ
   Tăng huyết áp ở trẻ em - Hệ lụy do đâu?
 

Nhiều người cho rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tăng huyết áp nhưng trên thực tế trẻ em cũng mắc phải căn bệnh này.

Tăng huyết áp ở trẻ em - Nguyên nhân do đâu?

Tăng huyết áp ở trẻ em có 2 nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở trẻ em là do bệnh nhu mô thận, bệnh mạch máu thận và hẹp eo động mạch chủ.

Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát là do bệnh thận hoặc di truyền, béo phì, chế độ ăn, stress... Ở trẻ béo phì, chậm tăng trưởng, nhiễm trùng tiểu tái phát, tiểu máu, bệnh thận bẩm sinh hoặc tiền sử gia đình có người bệnh thận bẩm sinh thì nên nghĩ đến chứng tăng huyết áp. Từ đó, theo dõi huyết áp để phát hiện và điều trị sớm tình trạng tăng huyết áp nếu có.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ em thường thấp < 1% nhưng nếu có thường chỉ điểm bệnh lý tiềm ẩn (tăng huyết áp thứ phát).

Tăng huyết áp nặng hoặc tăng huyết áp gây ra triệu chứng ở trẻ em đa số là tăng huyết áp thứ phát. Ngược lại, tỷ lệ tăng huyết áp nguyên phát có xu hướng gia tăng ở trẻ học đường hoặc thanh thiếu niên cùng với tỷ lệ béo phì.

Trẻ béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn

Một nghiên cứu sàng lọc tại trường học cho thấy gần 10% thanh thiếu niên Mỹ bị tiền tăng huyết áp và 2.5% bị tăng huyết áp. Người ta thấy béo phì có ảnh hưởng tới con số huyết áp từ khi 2-5 tuổi. Khoảng 20% thanh niên Mỹ bị béo phì và tới 10% thanh thiếu niên béo phì bị tăng huyết áp.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của chúng ta được cải thiện rất nhiều, đi cùng với đó là sự phát triển của nhiều bệnh lý liên quan, nhất là ở trẻ em, khi tình trạng béo phì và lối sống thụ động đã làm cho tình trạng tăng huyết áp trở nên đáng lo ngại.

Người bị tăng huyết áp nên ăn nhiều rau củ, hạn chế chất béo, ngọt

Lối sống không lành mạnh, tỷ lệ béo phì tăng, thiếu hoạt động thế chất và chế độ ăn kém khoa học (ăn quá nhiều calo, thức ăn nhanh, đồ uống có gas, nhiều đường...) là những nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp ở trẻ em.

Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng có khả năng tăng huyết áp, hệ quả của một bệnh khác như bệnh thận, bệnh tim, rối loạn hormon, rối loạn giấc ngủ... nhất là trẻ sinh non dễ bị tăng huyết áp do các biến chứng ở thận, phổi, tim hoặc hệ tuần hoàn.

Đối với nhóm trẻ em đang trong độ tuổi đến trường thì nguyên nhân gây tăng huyết áp sẽ khó xác định. Nhiều nghiên cứu hiện chỉ ra rằng trẻ em bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn.

Cần theo dõi huyết áp để phát hiện và điều trị sớm tình trạng tăng huyết áp

Trẻ bị tăng huyết áp các bậc cha mẹ cần làm phải làm gì?

Tùy thuộc việc chẩn đoán và can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn nhưng không thể áp dụng máy móc cho trẻ em, vì những khác biệt về đặc điểm sinh lý và bệnh lý. Chính sự hỗ trợ từ gia đình và bác sĩ sẽ giúp trẻ dễ dàng kiểm soát mức huyết áp của mình, từ đó ngăn ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, bằng cách:

Theo khuyến cáo giảm cân là biện pháp điều trị đầu tiên ở những người tăng huyết áp do béo phì.

Dự phòng thừa cân sẽ hạn chế nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp. Luyện tập thể lực đều đặn và hạn chế lối sống tĩnh tại giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa gia tăng trị số huyết áp.

Luyện tập thể lực đều đặn, kiểm soát cân nặng để phòng ngừa tăng huyết áp trẻ em

Điều chỉnh chế độ ăn cần được khuyến khích ở trẻ em và thanh thiếu niên bị tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp là giảm muối: 1-2g/ngày cho trẻ 4-8 tuổi; 1.5g/ngày cho trẻ lớn hơn, tăng thêm rau quả tươi, chất xơ và dùng sữa không béo.

Lời khuyên của thầy thuốc

Theo các chuyên gia, nếu có con bị béo phì thì cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện con của mình bị tăng huyết áp thì các bậc cha mẹ phải tìm ngay sự hỗ trợ từ các bác sĩ để giữ huyết của các em không tăng hơn nữa.

Và khi con của bạn đã bị tăng huyết áp, thì đó là thời điểm tốt nhất để cả gia đình bạn thay đổi lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như thay đổi chế độ ăn, thường xuyên tập thể dục.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 9 giải pháp hỗ trợ trẻ chậm nói (7/9)
 Hóa ra đây là nguyên nhân khiến trẻ dù lớn vẫn nói "ngọng líu ngọng lô" (31/8)
 Ngừa bệnh chàm nặng hơn ở trẻ, hãy chú ý 7 việc (28/8)
 Cách nào bảo vệ trẻ em trước "làn sóng" biến thể Delta? (26/8)
 Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ, khi nào cần gặp bác sĩ? (24/8)
 Nghiên cứu đầu tiên về hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ sau nhiễm SARS-CoV-2 (23/8)
 Nước tiểu của trẻ, thế nào là bất thường? (19/8)
 3 bước để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách (18/8)
 Mách bạn cách chăm sóc để trẻ khỏe mạnh lúc giao mùa (14/8)
 Biến thể Delta tấn công trẻ em với những triệu chứng nặng (13/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i