Dinh dưỡng
   Dinh dưỡng phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ
 

Những thay đổi về chế độ ăn trong những ngày giãn cách thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để phòng ngừa những rối loạn có thể xảy ra.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng thay đổi hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Trong khi đó, hệ vi sinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc có các hoạt động không bình thường và dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ít chất xơ, ít nước khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao, béo phì và lười ăn, không hấp thu dinh dưỡng.

Khẩu phần ăn hàng ngày không hợp lý dễ gây rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị bệnh nếu sử dụng nhiều kháng sinh cũng khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, dẫn tới rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường bị tiêu chảy cấp như đi phân lỏng 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Dấu hiệu này thường đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, sốt, chướng bụng ở trẻ. Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ít xơ, ít nước. Nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài không thường xuyên, 2 - 3 ngày mới đi, phân khô, rắn, màu đen, cứng thì con đã bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn thế nào khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi.

Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn.

Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.

Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu

Dinh dưỡng hợp lý

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa nhiều dưỡng chất cần cho trẻ, nhất là trẻ mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy, làm mềm phân cho trẻ bị táo bón, đồng thời bổ sung các dưỡng chất và kháng thể giúp chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Do đó khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa các lần bú mẹ.

Với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, ngoài bú mẹ trẻ đã ăn thêm một số thức ăn được cung cấp từ bột loãng rồi bột đặc có chất xơ, chất béo…

Để cải thiện rối loạn tiêu hóa thì mẹ không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo vì thực phẩm này có thể làm rối loạn trầm trọng hơn.

Trẻ trên 1 tuổi khi bị rối loạn tiêu hóa vẫn tiếp tục bú mẹ và cho ăn thêm cháo. Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đạm, ngọt vì khiến trẻ khó hấp thu, dễ bị táo bón, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu. Tăng cường cho trẻ uống nước và ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như trái cây, rau xanh. Nên cho trẻ ăn trái cây theo mùa, hạn chế trái cây, rau củ trái mùa vì nhiều chất bảo quản, có nguy cơ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều các loại thịt trắng, hải sản với lượng hợp lý vì thực phẩm này dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ trong mùa dịch (31/8)
 Nước dừa, đường phèn, gừng có trị Covid-19? (30/8)
 7 bí quyết giúp trẻ ăn rau một cách ngon lành (26/8)
 Trẻ bị ho nên ăn gì? (24/8)
 Giãn cách, mẹ nhớ 8 tuyệt chiêu giúp con ăn ngon, tăng đề kháng (23/8)
 Thực phẩm giúp chống viêm sau tiêm vaccine Covid-19 (20/8)
 Cách trữ đông thực phẩm an toàn nhất cho bữa ăn gia đình ngày giãn cách (18/8)
 Thực phẩm màu đỏ - cam tác dụng bổ phổi (16/8)
 Ăn dặm đúng cách, con khỏe mẹ vui (16/8)
 Các loại thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao (10/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i