Dinh dưỡng
   Ăn dặm đúng cách, con khỏe mẹ vui
 

Ăn dặm là quá trình trẻ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn từ sữa mẹ sang chế độ ăn kết hợp với các loại thức ăn thô khác như bột, cháo, rau củ… Nếu bé được ăn dặm một cách khoa học và hợp lý, bé sẽ dễ dàng hấp thụ đủ dưỡng chất từ thực phẩm và phát triển toàn diện.

Cho bé ăn dặm khi nào?

Trong giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, ít có khả năng gây dị ứng, tăng chức năng của hệ miễn dịch, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

 

Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi

Tuy nhiên, tới khi trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể của bé đã tăng gấp đôi so với khi sinh. Trong khi đó, sữa mẹ không tăng thêm nên chỉ có thể đáp ứng được 70% nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Bởi vậy, giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, đó chính là giai đoạn ăn dặm.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Việc xác định thời điểm tập ăn dặm đối với bé là vô cùng quan trọng. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển, khả năng ăn thô sau này của bé. Vậy cần xác định việc nên cho trẻ ăn dặm khi nào.

Ở giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, mẹ hãy quan sát nếu bé có những dấu hiệu bên dưới thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm:

Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng.

Bé thích đưa đồ chơi hoặc những vật có thể cầm nắm được vào miệng.

Bé háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn.

Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

Ăn từ ngọt đến mặn

 

Nên bắt đầu tập ăn dặm từ những loại thực phẩm có vị gần giống sữa mẹ như táo, chuối...

Khi mới tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ những loại thực phẩm có vị ngọt thanh gần giống với sữa mẹ như táo, chuối, khoai lang…, như vậy bé sẽ dễ thích nghi mà không bị quá lạ lẫm khi ăn.

Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con, điều đó có thể gây tổn thương đến thận của trẻ.

Ăn từ ít đến nhiều, loãng đến đặc dần

Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.

Đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Bữa ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng

Bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, bánh mì, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Đối với trẻ nhỏ, không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Đa dạng thực phẩm

Cho trẻ ăn dặm trong năm đầu đời được xem là một biện pháp để đa dạng hoá chế độ ăn của trẻ, không nên lặp lại món quá nhiều. Điều này giúp bé ăn ngon miệng, không có cảm giác chán ăn và có thêm nhiều dinh dưỡng bổ sung.

Khi cho trẻ ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, kể cả thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng (sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì, cá…) Bởi ăn dặm đa dạng trong năm tuổi đầu tiên có thể làm tăng hấp thu lượng chất dinh dưỡng quan trọng và tác động tốt đến vai trò và chức năng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự đa dạng hóa chế độ ăn dặm trong năm đầu đời của trẻ cũng có liên quan đến việc giảm tình trạng dị ứng thực phẩm sau này.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các loại thực phẩm giúp bé phát triển chiều cao (10/8)
 Cách bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả nhất không phải cha mẹ nào cũng biết (6/8)
 Trẻ suy dinh dưỡng ăn thế nào để tăng cân? (4/8)
 Trẻ nên ăn uống thế nào để phòng bệnh mùa hè? (2/8)
 Chế độ ăn tăng cường miễn dịch cho trẻ trong dịch COVID-19 (28/7)
 Bổ sung vitamin C như thế nào cho đúng? (28/7)
 Lưu ý khi uống nước sả, gừng trong mùa dịch COVID-19 (24/7)
 Thực phẩm nên ăn giúp tăng cường sức khỏe chống lại COVID-19 (22/7)
 Tăng cường sức khỏe nhờ thực phẩm lành mạnh (19/7)
 Tăng cường hoạt động thể lực trong mùa dịch Covid-19 (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i