Tâm lý
   Quy tắc nhất định phải dạy con trước 6 tuổi
 

Cách ứng xử đúng mực là thứ trẻ cần được rèn từ ấu thơ. Có như vậy lớn lên chúng mới trở thành người có văn hóa.

Những nguyên tắc ứng xử mà bố mẹ hướng dẫn chính là cơ sở để nuôi dưỡng những phẩm chất lẫn thói quen tích cực khi trẻ trưởng thành. Chọn độ tuổi thích hợp để tạo cho trẻ thói quen tốt là một trong những cách giáo dục gia đình khôn ngoan nhất.

Nếu trước 6 tuổi có thể thiết lập 5 quy tắc dưới đây, trẻ sẽ ngày càng ưu tú hơn.

Làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, hình thành thói quen ứng xử tốt

Nhà tâm lý học người Mỹ William James từng nói: "Gieo hành động gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách; gieo tính cách gặt số phận". Tuy nhiên để hình thành thói quen tốt không phải trong ngày một ngày hai.

Đây là lý do vì sao trong giai đoạn mầm non, bố mẹ cần chú trọng đến các thói quen của trẻ như nếp sống, làm việc và phép tắc xã giao. Chỉ những đứa trẻ phát triển những hành vi tốt từ khi còn nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho chúng trong suốt cuộc đời.

Làm những việc bản thân có thể tự làm

Nhà giáo dục nổi tiếng người Italy Montessori nói rằng cha mẹ nên buông tay và để trẻ mạnh dạn thử sức, khám phá mọi việc. Tuy nhiên, thực tế nhiều cha mẹ vẫn cho con ăn, giúp con mặc quần áo... ngay cả khi trẻ vào tiểu học. Sự giúp đỡ mù quáng này không chỉ khiến trẻ trở thành những "em bé to xác", mà làm mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân.

Nếu muốn con cái trở thành người tự lập, bố mẹ phải để con làm những việc trẻ có thể tự làm, ví dụ như: lau dọn, quét nhà, rửa bát... Dù sớm hay muộn, trẻ sẽ có cuộc sống của riêng chúng, không mãi dựa dẫm vào bố mẹ. Phân quyền, cho trẻ thử sức là cách tốt để trẻ tự chủ và độc lập.

Trước 6 tuổi, bố mẹ có thể dạy trẻ một số quy tắc, nhằm nuôi dưỡng những phẩm chất lẫn thói quen tích cực khi trẻ trưởng thành. Ảnh: shutterstock

Không lấy đồ của người khác, mượn phải biết trả về đúng vị trí

Một phóng viên phỏng vấn nhà vật lý từng đạt giải Nobel Pyotr Leonidovich Kapitsa: "Điều quan trọng nhất ông học được trong cuộc đời mình là ở đâu?" Kapitsa trả lời: "Tôi cho rằng giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời không phải ở trường đại học hay trong phòng thí nghiệm mà ở trường mẫu giáo". Nhà vật lý nói, ở trường mẫu giáo ông đã học được nhiều điều, chẳng hạn như không được lấy đồ của người khác, rửa tay trước khi ăn, nghỉ ngơi sau bữa ăn, chơi xong phải trả đồ về chỗ cũ...

Sau 2 tuổi trẻ có thể phân biệt được đâu là "của bạn" và đâu là "của tôi". Ở thời kỳ bắt đầu tự nhận thức này, cha mẹ phải kịp thời đặt ra các quy tắc cho trẻ. Hãy cho trẻ biết không thể lấy những thứ không phải của mình, và đồ đạc của bản thân trẻ có quyền kiểm soát. Khi 3-4 tuổi, nên dạy trẻ phải trả đồ vật về đúng vị trí ban đầu. Cha mẹ nên làm gương, hướng dẫn cụ thể để trẻ học theo.

Mọi thứ đều có giới hạn và không thể vi phạm các quy tắc

Đối với trẻ em, các quy tắc là ranh giới, là những gì có thể làm được và không thể làm được. Nếu trẻ không thiết lập ý thức về quy tắc trước 6 tuổi, chúng sẽ làm những việc khiến cha mẹ đau đầu.

Những quy tắc nào cần được thiết lập cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi? Tiến sĩ Montessori gợi ý, ba nguyên tắc cơ bản là: không làm tổn thương bản thân, không làm phiền người khác và không phá hủy môi trường. Ngoài ra còn một số quy tắc khác:

1. Không được phép có các hành vi và lời nói thô tục

2. Không được lấy đồ của người khác

3. Lấy đồ ở đâu cất lại đúng vị trí

4. Đối với đồ chơi công cộng, ai lấy trước thì dùng trước, ai đến sau thì phải đợi.

5. Đừng làm phiền người khác.

6. Biết xin lỗi khi làm sai, có quyền yêu cầu người khác xin lỗi.

Có trách nhiệm với mọi việc mình làm

Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Vì vậy, nên dạy trẻ hiểu được giá trị của việc sống có trách nhiệm bằng những biện pháp giáo dục tích cực.

Ví dụ, khi trẻ làm đau em, đừng bắt trẻ phải xin lỗi cho bằng được, vì trẻ sẽ không hiểu. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của trẻ để phát hiện lý do tại sao trẻ nổi giận. Sau khi trẻ cảm thấy tốt hơn, hãy hỏi xem con cần phải làm gì. Lúc này, trẻ sẽ sẵn sàng để xin lỗi em. Nếu trẻ xấu hổ, bố mẹ có thể gợi ý một vài hành động chuộc lỗi như đọc sách cho em nghe, ôm em... Điều này dạy trẻ phải sống có trách nhiệm với hành động của mình và tìm cách để sửa chữa lỗi lầm.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nếu trẻ thường xuyên nói dối, bố mẹ hãy xem lại điều này (17/8)
 Cách đơn giản giúp các thành viên gia đình lạc quan trong đại dịch Covid-19 (13/8)
 Dạy trẻ chữa “bệnh nói dối”: Thử đặt mình vào vị trí của con (10/8)
 10 cách cân bằng tâm lý cho con vượt qua đại dịch Covid-19 (7/8)
 Những trò chơi tại nhà kích thích khả năng sáng tạo ở con trẻ (2/8)
 Thay đổi ngay quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” (29/7)
 7 quy tắc dạy con thành người ưu tú (28/7)
 4 cách kỷ luật con trẻ mà không dùng đòn roi (21/7)
 Phát hiện sớm trẻ rối loạn tâm lý khi ở nhà tránh dịch COVID-19 (19/7)
 Những kiểu cha mẹ không thể nuôi con hiếu thảo (13/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i