Tâm lý
   Phát hiện sớm trẻ rối loạn tâm lý khi ở nhà tránh dịch COVID-19
 

Số trẻ bị rối loạn tâm lý, rối loạn ngôn ngữ hoặc mất ngôn ngữ, tương tác kém… có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 hiện nay nhiều trẻ phải ở nhà tránh dịch. Theo các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2, đa số trẻ ở độ tuổi từ 18 tháng đến dưới 5 tuổi.

Theo chia sẻ của chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên, khoa Tâm lý – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, các trẻ bị rối loạn tâm lý do ít tiếp xúc với người khác và bạn bè đồng trang lứa, biểu hiện qua việc trẻ ít nói, né tránh ánh mắt khi giao tiếp, sợ người lạ, …Nhiều trẻ phải nghỉ học, cô lập trong nhà… để phòng tránh dịch COVID-19, nhưng cha mẹ để con bơ vơ một mình không trò chuyện khiến trẻ rối loạn tâm lý lúc nào không hay.

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên nhận định, cha mẹ lo lắng cho con trước dịch bệnh bủa vây là không sai, tuy nhiên ở thời điểm con không có dịp tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, trường lớp, cô giáo thì cha mẹ nên là những người bạn duy trì tương tác với con, thay vì để con làm bạn với thiết bị điện tử.

Lên 2 tuổi, bé đã phân biệt được quen, lạ và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nhận biết đồ vật qua trò chơi, quan sát. Đặc biệt, 3 tuổi, trẻ sẽ bước vào “giai đoạn xã hội hóa”, bước khỏi gia đình để tiếp xúc với những trẻ khác, kết nối với thầy cô, người xung quanh.

Do đó, việc hạn chế tương tác và để trẻ chơi một mình, chỉ chơi thuần với đồ vật sẽ là một sự thiếu hụt rất lớn trong quá trình phát triển của con về mặt ngôn ngữ, nhận thức và xã hội hóa. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn phát triển vận động nên nếu trẻ bị hạn chế trong phậm vi hẹp, ít chạy nhảy, năng lượng không được giải phóng sẽ tạo thành những bức bối, khó chịu, căng thẳng.

Theo chuyên gia, việc hạn chế hoạt động, hạn chế tiếp xúc, tương tác với người xung quanh dẫn đến trẻ giảm khả năng tự phục vụ, thích ứng, nhận thức cũng như vốn ngôn ngữ.  Trong khi đó, cha mẹ lại quá bận, nhiều người đi làm về thấy con đã được người giúp việc, ông bà cho ăn, vệ sinh cá nhân xong thì yên tâm nghỉ ngơi, ít chơi đùa, trò chuyện hay ẵm bồng… khiến bé cảm thấy khoảng cách xa dần. 

Số trẻ bị rối loạn tâm lý, rối loạn ngôn ngữ đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM điều trị tăng lên

Ngoài ra, phụ huynh cũng cho trẻ xem điện thoại, máy tính bảng khá nhiều nên trẻ rơi vào thế giới riêng của mình. Một số trẻ từng nói được từ đơn, từ đôi, câu ngắn, bây giờ trẻ chỉ nghe hiểu, biết xác định con vật, đồ vật theo yêu cầu và nói từng từ vô nghĩa, hoặc không nói mà chỉ cầm tay người đối diện chỉ vào đồ vật.

Nặng hơn, trẻ bị rối loạn lo âu, chỉ cần người bên cạnh không ngồi sát bên thì trẻ đã co rúm sợ hãi, khóc thét đòi, có trẻ chán ăn, rối loạn giấc ngủ, thờ ơ với mọi thứ. Cha mẹ cần nói chuyện, chuẩn bị tâm lý cho trẻ không bị rơi vào lo âu chia ly, tránh làm cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, không an toàn. 

Cần làm gì? 

Các bác sĩ cho rằng, một trẻ có khá nhiều năng lượng, nhiều thời gian ở trong nhà, bé không thể chơi đùa, chạy nhảy để giải phóng năng lượng này đi. Lâu dần dẫn đến cáu gắt, căng thẳng ở trẻ, khi được “thoải mái” trẻ sẽ phấn khích, chạy nhảy nhiều, đùa giỡn quá khích làm phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị tăng động hay mắc một bệnh gì đó và tiếp tục “nhốt”. Lúc này, trẻ sẽ la hét, quấy khóc, ăn vạ thậm chí phát sinh hành động tiêu cực như chửi, đánh lại người lớn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn là quan sát con mình an toàn. Mỗi ngày, cha mẹ nên dành thời gian ít nhất 1 tiếng đồng hồ để chơi đùa, tương tác với trẻ qua các trò chơi tương tác hai chiều như chơi sắm vai, cùng tô màu, hát cho trẻ múa, … đừng “khoán” con mình cho người giúp việc hay ông bà.

 

Một số trẻ từng nói được từ đơn, từ đôi, câu ngắn, bây giờ trẻ chỉ nghe hiểu, biết xác định con vật, đồ vật theo yêu cầu và nói từng từ vô nghĩa, hoặc không nói mà chỉ cầm tay người đối diện chỉ vào đồ vật.

Nặng hơn, trẻ bị rối loạn lo âu, chỉ cần người bên cạnh không ngồi sát bên thì trẻ đã co rúm sợ hãi, khóc thét đòi, có trẻ chán ăn, rối loạn giấc ngủ, thờ ơ với mọi thứ. Cha mẹ cần nói chuyện, chuẩn bị tâm lý cho trẻ không bị rơi vào lo âu chia ly, tránh làm cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, không an toàn.

 Nguồn https://suckhoedoisong.vn/

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những kiểu cha mẹ không thể nuôi con hiếu thảo (13/7)
 Dạy trẻ nhận biết đặc tính không gian sinh hoạt (12/7)
 Dạy con cách cư xử đẹp nơi công cộng: Không bao giờ là quá sớm! (9/7)
 Bố mẹ nên làm gì khi con trẻ mất kiểm soát? (9/7)
 Vì sao bố mẹ nên yêu con nhiều hơn? (7/7)
 Con học về tiền bạc thông qua trò chơi bán hàng (6/7)
 Trẻ thích la hét ồn ào nơi công cộng: Có phải trẻ con thì "không biết gì"? (6/7)
 Giáo dục qua lời khen, bí quyết khen đúng cách (2/7)
 Cha mẹ dễ dãi, đứa trẻ sẽ hình thành thói quen tiêu tiền phung phí (1/7)
 Những cách giúp con bạn phát triển khả năng toán học (30/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i