Tâm lý
   Những cách giúp con bạn phát triển khả năng toán học
 

 

Không thể hiện bản thân từng sợ môn toán, cho con làm quen với toán học từ nhỏ thông qua các trò chơi... có thể giúp con phát triển khả năng toán học.

Toán học là một trong những lĩnh vực cơ bản và nền tảng nhất trong cuộc sống. Chúng ta bắt đầu hiểu và mô tả các hình dạng, không gian xung quanh mình bằng toán học trước cả khi học cách ngồi.

Theo các giáo viên toán học, học toán tương tự như xây dựng một kim tự tháp: bạn cần một nền tảng tốt để tạo nên những hình khối hoàn hảo. Toán học không chỉ là những thuật toán và phép tính phức tạp. Trên thực tế, nhiều người nhận thấy các vấn đề toán học khó hoặc phức tạp vì họ không được học toán học thích hợp trong thời thơ ấu, và bỏ lỡ cơ hội xây dựng nền tảng vững chắc.

Người ta đã chứng minh rằng những đứa trẻ có tư duy toán học tốt có thể cảm nhận cuộc sống tốt hơn và thiết lập các mối quan hệ logic một cách dễ dàng hơn. Việc phát triển các kỹ năng toán học trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến thành công trong tương lai của một người.

Những đứa trẻ có tư duy toán học tốt có thể cảm nhận cuộc sống tốt hơn. Ảnh minh họa: Cuemath

Trong khi đó, đa số học sinh đi học đều sợ toán. Một khảo sát năm 2012 tại Mỹ cho thấy, khoảng 30% học sinh trung học cho biết cảm thấy "bất lực" khi làm các bài toán. Rosemarie Truglio, phó chủ tịch cấp cao về chương trình giảng dạy và nội dung tại Sesame Workshop (tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm sản xuất một số chương trình giáo dục dành cho trẻ em tại Mỹ) cho biết, có rất nhiều cách để cải thiện khả năng toán học. Toán học có ở khắp mọi nơi, trong những thứ chúng ta làm hàng ngày. Thông các hoạt động tương tác với con hàng ngày, bạn có thể giúp con làm quen với toán mà không bị áp lực quá lớn.

1. Đừng để sự lo lắng về toán học của chính bạn kìm hãm con bạn

Lo lắng về toán học là một hiện tượng có thật trên toàn thế giới. Nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ có xu hướng truyền cảm giác đó cho con cái của họ, đặc biệt là đối với các bé gái. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải kiểm soát bản thân khi nói về toán học." Truglio cho rằng chúng ta không bao giờ được nói với con mình rằng: "Mẹ học kém toán", "Mẹ không thích toán" hay "Ở tuổi của con, mẹ học không giỏi môn toán". Bởi khi bọn trẻ nghe những điều đó, thành tích toán học của chúng sẽ giảm xuống ngay lập tức. Điều này khá phổ biến ở các bà mẹ và con gái.

2. Nói về toán học khi bạn đang chia sẻ các hoạt động hàng ngày

Theo Sudha Swaminathan, giáo sư giáo dục mầm non tại Đại học bang Eastern Connecticut, Mỹ, những đứa trẻ thành công trong môn toán thường được cha mẹ dạy toán ngay cả trong những khoảnh khắc bình thường nhất. Ví dụ, bố mẹ yêu cầu trẻ cất sách nhưng không vừa. Bố mẹ có thể đặt cho câu hỏi: "Tại sao? Có phải cuốn sách quá cao hay quá dày?". Như vậy, bạn không chỉ giới thiệu khái niệm về các phép đo mà còn giới thiệu một quy trình toán học: giải quyết vấn đề.

Tương tự, Truglio gợi ý, bố mẹ và con có thể cùng hát một bài hát, lúc đầu hát nhanh, sau đó chậm hơn. "Đây là những khái niệm về so sánh. Hoặc thử xếp bàn ăn, yêu cầu con đoán đúng số lượng bát đĩa và sau đó kiểm tra.

Hoặc có thể để ý các mẫu hình ảnh. "Yêu cầu trẻ nhìn và suy nghĩ. Chúng ta có thể thấy các mô hình trong cột hàng rào, bông hoa."

Khi trẻ lớn hơn, khả năng mở rộng. Lịch, thời gian, tiền bạc, bản đồ, bản vẽ, đo đạc, đồ thủ công ... tất cả đều là những cơ hội để nói với con về toán.

3. Học mà chơi, với các thẻ, câu đố...

Các hình khối, câu đố, trò chơi bài thẻ và thậm chí cả trò chơi điện tử đều có một số hỗ trợ học tập. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ chơi càng nhiều trò với xúc xắc và các ô vuông được đánh số - như Chute và Ladders - thì các kỹ năng toán học cơ bản của chúng càng tốt hơn.

4. Vượt lên những câu trả lời đúng và sai

Swaminathan khuyên các bậc cha mẹ không nên trở thành giáo viên trong nhà, tức là tránh đánh đố con cái hoặc chỉ dẫn chúng làm bài tập về nhà. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi thực tế, có kết thúc mở.

Giả sử bạn và con bạn đang ngồi trong một chiếc bàn tròn. Bạn có thể hỏi: "Bàn này hình gì?" Nhưng khi trẻ đã biết đó là hình tròn và bạn đã biết được câu trả lời của con, bạn có thể hỏi: "Làm sao con biết dược đây là hình tròn?" hoặc "Tại sao con lại chọn bàn hình tròn?"

Đây là những câu hỏi hay vì một số lý do. Đầu tiên, chúng là xác thực. Cha mẹ thường quan tâm đến những gì con biết và cách chúng nghĩ. Những câu hỏi mở có thể bắt đầu những cuộc trò chuyện giúp cha mẹ và con xích lại gần nhau hơn. Thứ hai, âu hỏi mở khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình, phát triển tu duy, nhận thức. Cái bàn tròn có thể giúp trẻ thảo luận và phản ánh về các thuộc tính của hình dạng. "Trẻ sẽ nhìn vào vòng tròn đó một lần nữa và để nói rằng: cái này cho cảm giác cong và cái kia cho cảm giác sắc cạnh.". Thứ ba, câu hỏi mở sẽ không có câu trả lời đúng hay sai.

Dù con bạn đang học ở trường mầm non hay ở trường trung học đang vật lộn với các phép tính, nhà phải là một nơi an toàn, nơi trẻ "không sợ mắc sai lầm", "Về cơ bản đó là cách trẻ em học.

5. Hỗ trợ con bằng các hình thức học mới

Với trẻ đã đi học, ngoài các chương trình học ở lớp, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển thêm khả năng toán học bằng các hình thức học mới, như các chương trình học trực tuyến. Khác với học tập tại lớp, hình thức học này có thể cho trẻ nhiều sự tự do học tập và được cá nhân hóa đúng trình độ của trẻ.

 

Trẻ có thể rèn luyện kỹ năng toán học thông qua các khóa học trực tuyến. Ảnh minh họa: bestfamilyescapes

Ví dụ, chương trình toán dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 và lớp 12 tại VioEdu - hệ thống giáo dục trực tuyến liên cấp do tập đoàn FPT phát triển, học sinh được học lý thuyết qua video bài giảng, luyện tập với các nội dung được biên soạn bởi các chuyên gia giáo dục, có hệ thống bài kiểm tra, ôn thi, thi thử các cấp, được hệ thống AI – trí tuệ nhân tạo thông minh tự động đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của học sinh và đưa ra gợi ý lộ trình học tập phù hợp, cá nhân hóa. Ngoài ra, VioEdu còn lồng ghép các sân chơi toán học, thách đấu cùng hệ thống khen thưởng nhiều cấp độ: giấy khen, giấy chứng nhận, bảng xếp hạng, kim cương và quà hiện vật, quà trưng bày khơi gợi đam mê học tập cho học sinh.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Học giữ lời hứa từ người lớn: Dạy con chữ “tín” (29/6)
 6 câu bố mẹ hay nói khiến trẻ tổn thương (29/6)
 Ba điều trẻ thực sự cần ở bố mẹ (28/6)
 Lời khuyên về phương pháp giảng dạy trẻ trước khi vào lớp 1 (24/6)
 Những điều cha mẹ cần 'buông bỏ' để con thành công (22/6)
 Giai đoạn im lặng có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non (22/6)
 10 điều cha mẹ làm càng khiến con nổi loạn (21/6)
 Những câu nên hỏi con trước giờ đi ngủ (19/6)
 10 thói quen phải dạy con càng sớm càng tốt (14/6)
 Dạy con về tiền nên bắt đầu từ tiểu học (11/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i