Tâm lý
   8 bài học về mối quan hệ bố mẹ nên dạy con cái
 

Các mối quan hệ với bố mẹ, nhất là trong thời thơ ấu, tác động mạnh mẽ đến sự tự tin và hạnh phúc của con người.

Gia đình là nơi đầu tiên dạy trẻ hòa nhập với xã hội. Theo tiến sĩ tâm lý học Michelle P. Maidenberg ở New York, các mối quan hệ với bố mẹ "ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, người khác và các mối quan hệ nói chung".

Để trẻ lớn lên có đời sống xã hội lành mạnh, tiến sĩ Maidenberg khuyên bố mẹ nên dạy con tám bài học về các mối quan hệ sau.

Theo đuổi giá trị của bản thân

"Chúng ta hay được dạy rằng nên ứng xử dựa trên hành vi của người khác. Nếu bị ai đó chơi xấu, chúng ta nên chơi xấu lại", tiến sĩ Maidenberg phân tích. Tuy nhiên, hành động "chơi xấu lại" này chẳng đem tới lợi ích cho ai.

Thay vì ứng xử dựa trên hành vi của người khác, đứa trẻ nên được dạy suy nghĩ về "con người mình muốn trở thành" và "phiên bản tốt nhất của mình". Ví dụ, nếu coi sự tử tế là giá trị cốt lõi, đứa trẻ cần học cách bình tĩnh trước mọi tình huống, bất kể người khác ứng xử ra sao. Một khi hành động trái với giá trị cốt lõi của mình, con người sẽ xấu hổ và hối hận.

Cư xử với mọi người theo cách họ muốn và cần

Thay vì cư xử với người khác theo cách mình muốn, hãy thử hỏi người kia xem họ muốn được đối xử thế nào. Không phải ai cũng cần được an ủi khi buồn bởi mỗi người có một cá tính khác nhau và đứa trẻ nên biết điều này để tự điều chỉnh bản thân.

Tự làm việc với bản thân khi cảm thấy bất an

Tâm trí hoạt động không ngừng và luôn cố gắng bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, sự bảo vệ này vượt quá mức cần thiết, khiến chúng ta nghi ngờ bản thân và lo lắng, đến mức chúng ta tự nhủ "không ai thích mình" hoặc "ai cũng giỏi hơn mình". Trẻ nên được dạy rằng, khi rơi vào tình huống đó, điều cần thiết là tự suy ngẫm xem những suy nghĩ tiêu cực đó có chính xác hay không. Như thế, trẻ sẽ nhận ra rằng không phải "không ai thích mình" mà là "có một số người không thích mình".

Sự tự tin xuất phát từ bên trong

Sự tự tin và tình yêu với bản thân do chính mỗi người tự xây đắp từ bên trong. Khi hài lòng về bản thân, chúng ta cũng cư xử tốt hơn trong các mối quan hệ và thu hút những cá nhân lành mạnh.

Mỗi đứa trẻ cần học cách dành thời gian tìm hiểu chính bản thân mình, về cách mình tư duy và cảm nhận. Đứa trẻ cũng cần biết cách tìm ra giải pháp để tự hoàn thiện bản thân. "Đây là việc rất quan trọng và cần thực hiện hàng ngày", tiến sĩ Maidenberg lưu ý.

Ảnh: Crosswalk

Khi cảm xúc bùng nổ, hãy dừng lại

Chúng ta đều có những lúc phản ứng quá mức với người khác. Những lúc như thế, đừng vội hành động theo cảm xúc mà hãy dừng lại một chút để hiểu mình đang thấy thế nào, tại sao tình huống đó lại kích động mình và mình muốn đáp trả ra sao. Hãy suy nghĩ, sau đó quay lại bài học số một ở phía trên.

Tiếp cận các mối quan hệ với sự tò mò và cởi mở

"Hãy bắt đầu một mối quan hệ với toàn bộ con người mình", tiến sĩ Maidenberg khuyên. Theo bà, trẻ nên học cách coi mình là nhà nghiên cứu trong các mối quan hệ, cố gắng tìm hiểu hành vi của con người để từ đó đưa ra phán đoán về tương lai mối quan hệ đó. Sự tò mò cũng giúp bản thân chúng ta ít phòng vệ hơn, đồng cảm nhiều hơn và sẵn sàng thay đổi định kiến.

Hướng dẫn người khác cách cư xử với mình

Người khác không thể biết điều bạn muốn và thứ bạn mong họ làm cho mình. Thế nhưng, con người lại hay mong chờ quá nhiều ở đối phương để rồi thất vọng khi họ không hành động theo ý mình.

Ngay từ nhỏ, đứa trẻ nên hiểu rằng người khác không phải là mình. Muốn người khác hiểu mình hơn, trẻ cần cho họ biết về nhu cầu của bản thân.

Như con người, mọi mối quan hệ đều biến đổi

Theo thời gian, nhu cầu, sở thích của con người thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển và các mối quan hệ cũng vậy. Trẻ cần được chuẩn bị sẵn tinh thần chấp nhận việc các mối quan hệ, từ bạn bè đến gia đình, có thể thay đổi. Ngay cả mong đợi của trẻ với các mối quan hệ đó cũng sẽ khác đi. Đó là một phần trong sự phát triển tự nhiên của con người.

Nuôi dạy con cái là quá trình vất vả nhưng bố mẹ đủ khả năng để giúp đỡ trẻ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Bên cạnh việc làm gương cho con, áp dụng những bài học trên sẽ giúp trẻ lớn lên có những mối quan hệ lành mạnh.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ con dạy người lớn những gì? (27/5)
 Bí quyết giữ sạch nhà cửa khi trẻ hay bày bừa (21/5)
 Khi nào ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu? (17/5)
 10 bước giúp trẻ làm quen với việc có em (5/5)
 8 mốc vàng không thể bỏ qua trong tuổi thơ của trẻ (26/4)
 Cha mẹ chú ý trau dồi 2 khả năng này, cuộc đời trẻ sẽ khác rất nhiều (24/4)
 25 hoạt động giúp trẻ ngưng dùng thiết bị công nghệ (12/4)
 Điều trị, chăm sóc trẻ tự kỷ (9/4)
 Cách nuôi dạy con hoàn hảo như mẹ Nhật (5/4)
 Làm gì khi trẻ bị bạn bè xa lánh? (30/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i