Cảm xúc mầm non
   Thầy Hiệu trưởng 15 năm vượt qua xì xào “đàn ông dạy mầm non”
 

Ít ai biết về câu chuyện “dở khóc, dở cười” trên quá trình phấn đấu trở thành Hiệu trưởng Trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa của thầy Trịnh Hồng Quân.

Bị bảo vệ đuổi khi đi thi mầm non

Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi có chuyến ngược núi để đến với vùng cao xã Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), nơi một năm chỉ có vài tháng có ánh nắng còn lại sương mù bao phủ, để gặp người thầy đặc biệt của học sinh mầm non.

Trường mầm non Thành Sơn nơi có 3 giáo viên nam công tác

Thầy Trịnh Hồng Quân (SN 1985) trong gia đình không ai theo nghề giáo tại huyện vùng cao Bá Thước. Ngay từ khi còn nhỏ thầy đã có ước mơ là trở thành một giáo viên sư phạm, nhưng cơ duyên đến với thầy sau này lại là giáo viên mầm non.

Ban đầu khi tôi chọn để thi vào ngành sư phạm mầm non thì người thân, bạn bè có người động viên, có người ngăn cản vì nhiều người nghĩ đàn ông thế này, thế nọ mới chọn ngành mầm non. Nhưng về sau rồi mọi người cũng chấp nhận và có suy nghĩ khác về tôi”, thầy Quân tâm sự.

Thầy Trịnh Hồng Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề giáo viên mầm non

Nói về quá trình chọn nghề sư phạm mầm non thầy Quân vẫn nhớ như in trong đầu ngày đi thi vào đại học. “Lúc đó tôi thi vào ngành sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức, khi bước vào trường để dự thi thì bị bảo vệ ngăn lại và đuổi ra ngoài, còn bảo “đây là khu vực thi dành cho mầm non anh vào đây làm gì?”. Sau khi tôi giải thích và đưa giấy dự thi cho bảo vệ kiểm tra thì họ mới cho tôi vào”, thầy Quân kể lại.

Học sư phạm mầm non đối với những nữ sinh là chuyện bình thường nhưng đối với nam sinh là cả một vấn đề khi phải học múa, hát, tạo hình... Thầy Quân chia sẻ ban đầu thầy cũng có chút e ngại vì cả lớp có mỗi mình là con trai, nhưng rồi theo thời gian mọi việc cũng quen dần.

Đặc biệt trong quá trình theo học, vì là nam sinh hiếm hoi nên thầy Quân cũng được giáo viên trong trường quan tâm, tạo điều kiện trong việc học tập và sinh hoạt.

Hàng tuần thầy Quân vẫn lên lớp giảng dạy cho các em học sinh

Không hối hận về lựa chọn của mình

Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, năm học 2006, thầy Quân về công tác tại Trường mầm non xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước.

Tại đây, thầy công tác 11 năm trước khi được luân chuyển lên làm Phó hiệu trưởng (2 năm) tại Trường mầm non xã Thiết Ống và rồi lên làm Hiệu trưởng tại Trường mầm non Thành Sơn.

Ngày đầu đến trường nhận lớp cách đây 15 năm, tôi cũng cảm thấy bình thường vì đã được học tất cả kiến thức và cũng đã đi kiến tập, thực tập, làm quen với công việc, học sinh rồi nên không có gì cảm thấy bỡ ngỡ cả”, thầy Quân cho biết.

Lên Thành Sơn vừa xa xôi, vừa khó khăn nhưng không làm cho thầy Quân nhụt chí, thầy từng ngày vẫn cùng các thầy, cô giáo trong trường cố gắng tất cả vì học trò thân yêu. Chính từ tình yêu trẻ như chính con của mình nên thầy Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề mầm non.

Nhiều khi chứng kiến các em đi học ăn mặc phong phanh, không đủ ấm khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Cũng từ đó tôi kêu gọi giáo viên và liên hệ với các tổ chức thiện nguyện để hỗ trợ quần áo cho các em học sinh”, thầy Quân chia sẻ.

Trường mầm non Thành Sơn không chỉ có thầy Quân là giáo viên nam mà còn có 2 giáo viên nam khác là thầy Bùi Văn Bông và thầy Ngân Văn Tùng cũng đang tham gia giảng dạy tại đây.

Thầy Ngân Văn Tùng (SN 1986) cho biết: “Sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất Thành Sơn, ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ trở thành giáo viên để chăm sóc, giảng dạy cho chính những người con của quê hương mình với mong muốn sau này giúp quê hương đỡ khó khăn, vất vả hơn.

Khi học sư phạm mầm non ban đầu tôi cũng thấy ngượng ngùng, nhưng được mọi người giúp đỡ rồi tôi cũng dần quen và cảm thấy việc nam giới dạy học mầm non là chuyện bình thường”.

Thầy Ngân Văn Tùng đưa cơm đến điểm lẻ

Nhìn vào những tấm gương thầy giáo mầm non tận tụy với nghề ở Trường mầm non xã Thành Sơn mới thấy công tác giáo dục không phân biệt sang hèn, nam hay nữ, miễn là mỗi người có trái tim nhiệt huyết, tinh thần học tập không ngừng nghỉ, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúng tôi tin rằng những người thầy như thế cũng sẽ là động lực để các em học sinh vùng cao nơi đây kiên trì tới trường lớp, tiếp thu kiến thức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Cây sáng kiến” cấp mầm non (11/3)
 Nam giáo viên làm nghề dỗ trẻ và những chuyện "cười ra nước mắt" (10/3)
 Người mẹ của ‘Ngôi trường hạnh phúc’ (8/3)
 Cô Mỷ “nối tương lai” cho trẻ vùng cao (27/2)
 Nghị lực của cô giáo 13 năm cắm bản (23/2)
 Bị phụ huynh “tẩy chay” vẫn theo nghề (5/1)
 Mơ ước có ánh điện của cặp vợ chồng giáo viên mầm non nơi thâm sơn cùng cốc (4/1)
 Lên Nậm Dính cùng các cô giáo cõng học trò đến lớp (22/12)
 9 năm, vợ chồng thầy Nước bám trường, nuôi trẻ dưới chân núi Pu Si Lung (16/12)
 Lắng lòng điều ước của cô giáo trẻ nơi bản cao (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i