Khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm của trẻ em có xu hướng tăng theo, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, nhưng phần lớn là do sự "ngẫu hứng" của cha mẹ. Đặc biệt đối với các bé gái, việc cha mẹ sớm cho con uống thuốc bổ đã dẫn đến tình trạng phát triển ngực quá sớm.
Theo số liệu, gần 2.000 trẻ em ở Ôn Châu, Trung Quốc đã dậy thì sớm vào năm 2015. Báo cáo của Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Ôn Châu công bố gần đây, phụ nữ tiêu thụ quá nhiều estrogen dễ gây ung thư vú và các khối u ở cơ quan sinh sản. Đối với trẻ em, quá nhiều estrogen có thể gây dậy thì sớm.
Tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm Tăng trưởng và Phát triển Trẻ em Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng gặp các trường hợp dậy thì sớm. Cách đây một thời gian, một bé gái 7 tuổi tên Tiểu Ly được bà ngoại đưa đến gặp bác sĩ, bà nói với bác sĩ rằng đứa trẻ đột nhiên có biểu hiện phát triển rõ rệt ở ngực trong giai đoạn này, điều gì đang xảy ra?
Tiểu Ly tuy 7 tuổi nhưng đã có dấu hiệu dậy thì sớm. (Ảnh minh họa)
Qua kiểm tra, bác sĩ Trương Du phát hiện Tiểu Ly bị phì đại tuyến vú, nhưng trục sinh dục dưới đồi của tuyến yên điều khiển sự phát triển giới tính thay đổi, chẩn đoán dậy thì sớm.
Bác sĩ Trương biết rằng, Tiểu Ly có thể trạng kém, thường xuyên bị cảm lạnh và sốt. Để tăng cường sức khỏe cho cháu gái, bà ngoại thường cho cô bé ăn thực phẩm bổ dưỡng như nhân sâm, hà thủ ô, đông trùng hạ thảo. Sau vài tháng, cơ thể của Tiểu Ly có biểu hiện dậy thì sớm.
Bác sĩ Trương nói với các phóng viên rằng, tình trạng dậy thì sớm có thể được khắc phục, miễn là nguyên nhân được làm rõ và ngưng sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời sử dụng thuốc điều trị. Sau đó, các triệu chứng dậy thì sớm của Tiểu Yên cơ bản đã được kiểm soát.
Theo bác sĩ Trương Du, các đặc điểm giới tính phát triển trước 8 tuổi ở trẻ em gái và 9 tuổi ở trẻ em trai, được gọi là dậy thì sớm. Tại phòng khám Tăng trưởng và Phát triển Trung Quốc, một nửa số bệnh nhân đến đây được tư vấn về dậy thì sớm mỗi ngày, 20% trong số họ được chẩn đoán dậy thì sớm.
Bác sĩ Trương cho biết: "Do tác động của môi trường bên ngoài, hormone estrogen (nội tiết tố nữ) phổ biến hơn hormone androgen (nội tiết tố nam), do đó, các bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai".
Các bác sĩ cho biết, nếu dậy thì sớm trước 6 tuổi, rất có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone gây ra, đôi khi cũng có trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn nhầm thuốc tránh thai là kẹo. Còn trẻ em trong độ tuổi từ 6-8 tuổi dậy thì sớm nói chung là do tác động tổng hợp của môi trường, chế độ ăn uống, và hấp thụ quá nhiều estrogen.
1. Thực phẩm đại bổ
Các loại thực phẩm bổ dưỡng phải kể đến như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, long nhãn khô... Các bác sĩ nhi chỉ ra rằng, chế độ ăn uống càng bổ sung nhiều thuốc bổ sẽ làm thay đổi môi trường nội tiết bình thường của trẻ, gây mất cân bằng phát triển thể chất và trí não.
2. Thịt gia cầm, đặc biệt là cổ gia cầm
Hầu hết gia cầm bày bán trên thị trường hiện nay đều được nuôi bằng thức ăn có trộn chất tăng trưởng nhanh, tồn dư "chất thúc đẩy quá trình phát triển" trong thịt gia cầm chủ yếu tập trung ở các tuyến trên đầu và cổ của gia cầm.
Trẻ em không nên ăn đầu và cổ gia cầm (Ảnh minh họa).
3. Rau củ quả trái vụ
Dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua... bán vào mùa đông. Lê, táo, cam và đào bán trên thị trường vào cuối mùa xuân hầu như đều là trái mùa hoặc chín sớm với sự trợ giúp của "chất kích thích tăng trưởng". Trẻ nhỏ cần tuyệt đối tránh ăn các loại rau củ, hoa quả trái mùa.
4. Đồ chiên rán, thức ăn nhanh
Những loại thực phẩm này có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm. Dầu ăn khi tái sử dụng nhiều lần sẽ bị oxy hóa, biến tính, có thể gây ung thư. Những trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán hơn 2 lần mỗi tuần, có nguy cơ dậy thì sớm gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường.
5. Thức uống được quảng cáo "cao hơn và khỏe hơn"
Một số thức uống bổ sung dành cho trẻ em có chứa hormone. Các hormone này làm cho trẻ cao lớn và chắc khỏe hơn so với trẻ cùng tuổi khi tuổi con nhỏ. Đến khi chúng bước vào giai đoạn phát triển bình thường thì sẽ không cao lên nữa và tương lai sẽ thấp lùn hơn các bạn.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, trẻ dậy thì sớm sẽ thấp hơn khoảng 10-15cm so với các bạn khi bước vào tuổi dậy thì.
Cần làm gì để ngăn ngừa dậy thì sớm
Cha mẹ cần chủ động phòng tránh để con mình không bị dậy thì sớm.
1. Chế độ ăn của trẻ cần sự đa dạng và cân đối chứ không phải càng nhiều thịt gà, vịt, cá thì càng bổ dưỡng. Ăn quá nhiều thịt sẽ gây ra gánh nặng lớn cho cơ thể trẻ.
2. Không mua trái cây và rau có hình dạng và màu sắc kỳ lạ, chú ý đến các loại rau củ quả trái vụ và loại bỏ chúng khỏi danh sách thực phẩm mua cho cả gia đình.
3. Trong trường hợp bình thường, việc cho trẻ uống các sản phẩm bổ sung, chăm sóc sức khỏe là không phù hợp. Nếu cần phải có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.
4. Cha mẹ cần học kiến thức dinh dưỡng, nắm vững phương pháp nuôi dạy con khoa học.
Nguồn Nhịp Sống Việt