Giáo dục trẻ
   Cách xử lý khi trẻ đùa giỡn không đúng lúc
 


Thay vì quát mắng con vì hài hước, đùa giỡn không đúng lúc, bạn hãy hỏi con cảm thấy thế nào, gợi ý cách khác để thể hiện cảm xúc.

 

 

Emily Edlynn, sống tại Illinois, Mỹ, là tác giả của blog nổi tiếng The Art and Science of Mom và là mẹ của ba con. Với kinh nghiệm của nhà tâm lý học tâm sàng, chuyên làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên, Edlynn chia sẻ cách giải quyết khi trẻ đùa nghịch lúc không phù hợp.

Hài hước là kỹ năng tốt nhưng nếu đặt sai chỗ, việc này có thể trở nên tồi tệ. Từng có một người mẹ chia sẻ với tôi rằng con cô là đứa trẻ hay đùa nghịch và thích chơi khăm. "Thằng bé khá vui nhộn nhưng vấn đề là gần như không bao giờ nghiêm túc trong mọi tình huống, ngay cả những lúc không chấp nhận hành vi đùa cợt", người mẹ nói. Cô ấy hỏi tôi liệu có cách nào để kiềm chế việc trẻ luôn đùa nghịch và thiếu nghiêm túc hay không.

Tôi cho rằng hài hước là kỹ năng tốt, hữu ích bởi nó hỗ trợ trẻ lớn lên, kết nối với người xung quanh một cách vui vẻ, tích cực. Nhưng chắc chắn rằng, nếu đùa giỡn vào thời điểm nghiêm trọng, không thích hợp thì thực sự không vui.

Nếu con bạn nhận được sự quan tâm tích cực với những tình huống mình tạo ra sự hài hước, chúng có thể cho rằng việc này ngoài mang đến cảm giác vui vẻ còn gây ấn tượng với người khác, ngay cả trong tình huống không thích hợp.

Đây là vài cách tôi cho rằng sẽ giúp sự hài hước của con bạn tỏa sáng đúng chỗ.

Ảnh: Yeji Kim
Ảnh: Yeji Kim

Đặt câu hỏi

Nếu bạn cảm thấy trẻ đang cố tỏ ra hài hước hoặc đùa giỡn vào thời điểm không thích hợp, hãy chọn lần gần nhất trẻ làm điều tương tự và hỏi chúng cảm thấy như thế nào. Tất nhiên, mức độ hiểu biết và suy nghĩ của trẻ phụ thuộc vào tính cách và độ tuổi, đặc biệt với trẻ dưới 7 tuổi, nhưng đó là điểm khởi đầu.

Nếu trẻ không thể diễn đạt tốt cảm xúc hoặc đang tỏ ra lo lắng, bạn có thể nói "Mẹ nghĩ con đang cảm thấy lo lắng nên muốn làm mọi người cười. Điều đó không vấn đề gì nhưng nếu lo lắng, con vẫn có cách khác để làm người khác cảm thấy tốt hơn".

Trường hợp trẻ nói muốn giúp người khác, bạn có thể gợi ý những cách khác để thể hiện sự đồng cảm, chẳng hạn cầm tay hay ôm mọi người. Tôi cho rằng thật ấm lòng nếu trẻ biết quan tâm mọi người nên bạn không nhất thiết to tiếng hay trách mắng trẻ trong trường hợp này.

Đưa ra hướng dẫn

Nếu trẻ thực sự không biết tại sao làm như vậy, bạn nên giúp con làm tốt hơn trong những tình huống tương tự. Trên thực tế, việc dễ nhất là đề nghị trẻ hỏi "Mẹ ơi, đây có phải là một trong những tình huống con không nên pha trò không?" trong những thời điểm nghiêm túc.

Bạn có thể đưa ra gợi ý về những lúc không nên đùa bằng cách nói "Con có thấy người lớn không cười và đang nói về chủ đề nghiêm trọng không?". Bạn cần chỉ rõ dấu hiệu để trẻ phân biệt, không nên chỉ bác bỏ hoặc mắng trẻ vì hành vi đùa giỡn. Nếu làm vậy, trẻ sẽ không thể hiểu tại sao việc làm của mình không phù hợp.

Làm gương

Hãy nhớ rằng, con cái luôn theo dõi chúng ta. Do đó, người lớn không chỉ dạy trẻ bằng lời nói mà còn làm gương. Trong những khoảnh khắc cần nghiêm túc, bạn cũng không nên nói chuyện riêng hoặc đùa giỡn.

Nhìn chung, hài hước là kỹ năng tốt. Theo nhiều nghiên cứu, những đứa trẻ hài hước sẽ hạnh phúc, lạc quan và có lòng tự trọng cao hơn khi luôn biết cách đối diện với sự căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài ra, việc cười nhiều sẽ giảm nguy cơ bị trầm cảm, ít gặp các vấn đề về thể chất như tiêu hóa kém, tụt huyết áp. Bạn cũng cần cố gắng với trẻ để phát huy kỹ năng này trong hoàn cảnh phù hợp.


Nguồn VNE

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Muốn con có tinh thần tự giác đọc sách từ khi còn nhỏ, bố mẹ chỉ cần dành 10 phút mỗi tối để làm việc này cùng con là đủ (20/2)
 5 "tật xấu" chứng tỏ con thông minh, mẹ đừng vội la mắng bé (20/2)
 4 dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang gặp sức khỏe tâm thần, cha mẹ cần hết sức lưu ý (20/2)
 Trẻ em nên được làm quen với sự thất vọng (4/2)
 Hậu quả khi bố mẹ quá 'hồn nhiên' trước mặt con cái (4/2)
 Muốn con cái thành công, cha mẹ nên đóng 8 vai trò này (4/2)
 Bí kíp dạy con gái sống tự tin, hạnh phúc (4/2)
 Biết 5 cách này việc dạy con sạch sẽ, ngăn nắp không còn quá khó (4/2)
 4 tính cách ở trẻ dự báo lớn lên ngang ngược, bất trị, cha mẹ cần sửa ngay cho con (4/2)
 3 câu nói của cha mẹ có sức sát thương với trẻ, khiến trẻ lớn lên thiếu tự tin (4/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i