Đây được coi là những giai đoạn vàng kích thích trí thông minh của trẻ, nếu biết nắm bắt cơ hội, cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển trí não tối đa.
Trên thực tế, có 3 giai đoạn "đỉnh cao" phát triển trí não trong cuộc đời của trẻ và đều tập trung ở giai đoạn trẻ thơ, vì vậy các bậc cha mẹ hãy nắm bắt cơ hội này để giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất, nếu bỏ qua cha mẹ sẽ hối hận.
Lý thuyết về thời kỳ hoàng kim này ra đời như thế nào?
Các chuyên gia của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã phát hiện ra thông qua nghiên cứu rằng sự phát triển não bộ của trẻ em giống như một chương trình, diễn ra theo từng bước. Ví dụ, khi não dự trữ năng lượng và khi tăng tốc phát triển, thực tế có những quy luật nhất định.
Mặt khác, nghiên cứu của Giáo sư Richard, nhà tâm lý học trẻ em tại Đại học Harvard cho thấy, trong cuộc đời của con người, não bộ có 3 thời kỳ phát triển vàng, cha mẹ hãy nắm bắt 3 cơ hội này để rèn luyện hiệu quả cho con cái, từ đó phát huy trí tuệ của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển trí não của trẻ trước 3 tuổi sẽ đạt 70% đến 80% so với mức trưởng thành (Ảnh minh họa).
Vậy ba thời kỳ vàng này là khi nào?
1. Từ 0 - 3 tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não của trẻ, nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển trí não của trẻ trước 3 tuổi sẽ đạt 70% đến 80% so với mức trưởng thành. Trẻ ở giai đoạn này chủ yếu phát triển "ngũ quan" là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Lúc này, ngoài việc đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ngủ nghỉ đầy đủ, vận động hợp lý, cha mẹ cũng nên sử dụng một số trò chơi để thúc đẩy sự phát triển khả năng tri giác của trẻ.
Chẳng hạn như cho trẻ xem các hình thể để thúc đẩy phát triển thị giác, âm nhạc để thúc đẩy phát triển thính giác, đồ chơi để thúc đẩy phát triển xúc giác... Ở giai đoạn này, cha mẹ cũng nên chú ý động viên nhiều hơn là hạn chế khi bắt gặp trẻ nhai sách, ném đồ đạc, giẫm lên vũng nước,... đừng nghĩ là trẻ quậy phá mà bắt trẻ dừng lại, thực chất đây là biểu hiện của sự khám phá liên tục của trẻ.
2. Từ 4-6 tuổi
Nghiên cứu Mỹ cho thấy sự phát triển trí não của trẻ em chỉ đạt đỉnh 3 lần trong đời, cha mẹ bỏ qua sẽ hối hận - Ảnh 3.
Trẻ ở giai đoạn này không còn hài lòng với việc học tự nhận thức nữa mà trẻ bắt đầu học theo những bước nhảy vọt như cách suy nghĩ, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng phối hợp tay mắt. Thời điểm này, hầu hết trẻ đi mẫu giáo, nhưng không thể bỏ qua việc giáo dục của gia đình.
Cha mẹ có thể nuôi dưỡng sở thích của con cái thông qua việc cha mẹ - con cái cùng đọc sách, chơi thể thao, vẽ tranh, làm thủ công mỹ nghệ, âm nhạc... giúp kích thích khả năng tiềm ẩn của con cái. Cha mẹ nên giao tiếp và trao đổi với con nhiều hơn, điều này không những có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mà còn là giai đoạn then chốt để tăng cường mối quan hệ cha mẹ - con cái trước 6 tuổi.
3. Từ 7-10 tuổi
Nghiên cứu Mỹ cho thấy sự phát triển trí não của trẻ em chỉ đạt đỉnh 3 lần trong đời, cha mẹ bỏ qua sẽ hối hận - Ảnh 4.
Trẻ 7 - 10 tuổi đang chuẩn bị bước vào giai đoạn trưởng thành tiếp theo (Ảnh minh họa).
Các bé từ 7-10 đã bước vào trường tiểu học và bắt đầu giai đoạn học tập căng thẳng. Ở giai đoạn này, ngoài việc học kiến thức văn hóa, phát triển sở thích thì điều quan trọng hơn cả là đánh thức ý thức về bản thân, có thể nói trẻ lúc này đang chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành tiếp theo.
Bên cạnh việc làm tốt công việc hướng dẫn, cha mẹ phải tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, khuyến khích, hỗ trợ con tìm tòi, khám phá, giúp con hiểu đúng về thế giới. Lúc này, trẻ cũng đang ở giai đoạn chính để trở thành con người xã hội, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển bản thân và tương tác với người khác, và cha mẹ phải hướng dẫn trẻ xử lý tình huống, vấn đề một cách chính xác.
Theo Pháp luật và bạn đọc