Sức khoẻ
   Bé gái bị di chứng nặng nề sau mắc tay chân miệng, bác sĩ chỉ ra lưu ý cần biết
 

Khi mắc bệnh tay chân miệng - một bệnh nhiễm virus cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vừa điều trị thành công, cứu sống một bé gái 19 tháng tuổi bị suy hô hấp độ 2 mở khí quản, di chứng não, chân liệt hoàn toàn, biến chứng bệnh tay chân miệng độ 4. Sau hơn 30 ngày điều trị tích cực kết hợp với khoa Phục hồi chức năng, đến nay bệnh nhi đã phục hồi tốt, cơ lực 2 chân cải thiện tốt, trẻ tỉnh táo, phản ứng tốt.

Trước đó, ngày 1/11/2020, bé T.T.A.D (trú tại xã Minh Đức, Ứng Hòa, Hà Nội) có biểu hiện sốt, nôn, nổi ban phỏng nước tay chân. Các triệu chứng diễn tiến rầm rộ, sau 2 ngày, trẻ sốt cao liên tục, giật mình nhiều, li bì nhập Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4 - đây là phân độ nặng nhất của bệnh. Trẻ suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương thân não phải điều trị thở máy, vận mạch.

Sau 20 ngày điều trị tích cực trẻ cai được thở máy, chuyển thở oxy qua mở khí quản tuy nhiên tình trạng hô hấp vẫn còn rất khó khăn, thể trạng gầy, liệt hoàn toàn 2 chi dưới, chi trên quờ quạng, ăn qua sonde, phản xạ và giao tiếp rất kém. Bệnh nhi được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp điều trị tiếp.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi

Tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, các y bác sĩ đã xác định ngay từ đầu quá trình điều trị bệnh nhi đòi hỏi sự phối hợp bài bản của nhiều chuyên khoa. Sau 16 ngày điều trị, trẻ cai được oxy, toàn trạng cải thiện.

Tới nay, sau 34 ngày điều trị tích cực kết hợp với phục hồi chức năng, trẻ đã tự thở, tương tác tốt, ăn được cháo, sữa đường miệng, thể trạng bụ bẫm, vận động chi trên hồi phục hoàn toàn, chi dưới cải thiện. Sau khi hướng dẫn gia đình thành thạo kỹ năng chăm sóc, bệnh nhi được xuất hiện và tư vấn tái khám, theo dõi định kỳ.

Qua ca bệnh này, BS. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp nhấn mạnh: Đây là một trường hợp điển hình biến chứng thể nặng của bệnh tay chân miệng. Khi mắc căn bệnh nhiễm virus cấp tính này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Thông thường quá trình hồi phục di chứng sau bệnh tay chân miệng kéo dài, trường hợp này bệnh nhi có những tiến triển khá nhanh chóng.

BS. Mỹ Linh cũng nhấn mạnh: Bệnh tay chân miệng dễ lây lan và có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Khi phát hiện con có các triệu chứng: sốt, nôn, giật mình, nổi ban phỏng nước ở tay chân miệng, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Điều trị di chứng bệnh tay chân miệng là quá trình lâu dài, các bậc cha mẹ hãy giữ cho mình tâm thế lạc quan và niềm tin để đồng hành cùng con trong quá trình hồi phục.

 

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

1.      Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2.      Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3.      Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4.      Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5.      Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách chăm sóc trẻ mắc hen khi trời lạnh (28/1)
 Trẻ bị tim bẩm sinh, tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần (28/1)
 Còi xương ở trẻ em: Những điều cần biết (26/1)
 Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng (21/1)
 3 điều khiến bệnh eczema tệ hơn (19/1)
 7 tư thế ngồi có hại trẻ hay mắc (19/1)
 4 loại đồ uống "hút sạch" canxi của bé, kìm hãm phát triển chiều cao gây dậy thì sớm cho trẻ (12/1)
 Thực đơn cho trẻ bị viêm họng nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc (11/1)
 Kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em (7/1)
 Bảy thay đổi nhỏ giúp tăng cường sức khoẻ cho trẻ (4/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i