Việc chọn giày tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận có thể khiến con mình gặp phải những tai nạn đáng tiếc.
Đối với trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng, sự phát triển của bàn chân rất quan trọng. Do vậy, nếu lựa chọn giày không cẩn thận, nó không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi mang mà còn dễ gây biến dạng chân bé.
Bác sĩ Châu Chí, trưởng khoa Chỉnh hình tại Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu, Trung Quốc nhắc nhở rằng, các bậc cha mẹ cần phải hiểu xương bàn chân của trẻ em rất mềm, nếu mang một đôi giày không vừa vặn có thể khiến chân bị biến dạng.
Khi bạn đến cửa hàng giày dép, chủ cửa hàng thường không giới thiệu kỹ những đôi giày phù hợp cho trẻ mà thường đưa ra các gợi ý về sản phẩm đắt tiền. Trên thực tế, đắt nhưng không có nghĩa là nó phù hợp với trẻ.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra, cha mẹ khi mua giày cho con cái, cần chú ý đến 4 hiểu lầm điều sau:
1. Lựa size giày lớn hơn vài số
Trẻ em thường lớn nhanh, nhiều cha mẹ vì muốn tiết kiệm nên cố tình chọn size lớn hơn vài số. Quả thực, giày cỡ lớn có thể giúp cha mẹ tiết kiệm được việc tần suất thay giày mới, nhưng vì kích cỡ rộng, chân của trẻ sẽ không có điểm tựa ổn định, dễ bị xô lệch về phía trước khi đi, dễ gây tai nạn.
Cách chọn: Khi chọn giày, yêu cầu trẻ đặt chân xuống gót giày, dùng ngón tay ấn giữ ngón chân trẻ, giày chỉ rộng vừa với bàn chân là được, không cần mua giày cỡ lớn.
2. Đế giày càng dễ uốn cong càng tốt
Một số cha mẹ có thói quen gập đế giày lại xem có dễ bị cong không. Trong trường hợp bình thường, một đôi giày có độ cong chứng tỏ phần đế rất tốt, phù hợp để trẻ chạy nhảy.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải coi trọng chất liệu của đế, nếu quá cứng sẽ dễ dẫn tới biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân. Nếu quá mềm, độ cong lớn, dễ làm tổn thương vòm bàn chân.
Nếu giày quá cứng sẽ dễ dẫn tới biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân của trẻ (Ảnh minh họa).
Cách tốt nhất để đánh giá độ cứng của đế giày có phù hợp hay không là nhìn vào vị trí phần đế bị cong.
Cách chọn: 1/3 đế giày phía trước dễ uốn cong, 2/3 phía sau không dễ uốn là một đôi giày thích hợp cho trẻ.
3. Phía trên giày càng mềm càng tốt
Phần trên giày dép của trẻ cũng giống như phần đế, không có nghĩa là càng mềm càng tốt, độ cứng vừa phải là tốt nhất.
Một đôi giày quá mềm sẽ khó bảo vệ khi trẻ nghịch ngợm và hiếu động. Ví dụ, khi trẻ tập đi, trẻ thích đi lung tung và nghịch chân nên rất dễ xảy ra chấn thương.
Hơn nữa, khung xương bàn chân của trẻ còn rất mềm, nếu đi một đôi giày không phù hợp, ngón chân của trẻ không được cố định sẽ dễ tạo thành dáng đi xấu, có thể gây bong gân cổ chân và dây chằng.
Một đôi giày quá mềm sẽ khó bảo vệ khi trẻ nghịch ngợm và hiếu động (Ảnh minh họa).
Tốt nhất cha mẹ nên tập trung vào loại giày có độ thoáng khí cao, không nên mua giày nhựa hoặc da tổng hợp.
Cách chọn: Cha mẹ không nên chọn mua loại giày có khả năng thoát khí kém, nó sẽ khiến bàn chân của trẻ bị bí hơi. Điều này còn khiến cơ bàn chân giãn ra và yếu đi, không đủ sức nâng đỡ vòm bàn chân, dẫn đến bàn chân bẹt.
4. Chọn giày theo xu hướng
Trên thị trường, có rất nhiều loại giày dép trẻ em, đủ kiểu mới lạ, nhìn rất bắt mắt và thu hút. Đặc biệt, giày của bé gái thường rất xinh xắn, có đính các loại sequin, phụ kiện nhỏ nhìn cực kỳ dễ thương. Tuy nhiên, những thiết kế này lại trở thành một cản trở khi trẻ di chuyển.
Những thiết kế rườm rà lại trở thành một cản trở khi trẻ di chuyển (Ảnh minh họa).
Ví dụ, một số loại giày đi có phát ra tiếng kêu bíp bíp. Nếu cho trẻ đi loại giày này trong thời gian dài, sẽ khiến chân của trẻ bị tập tễnh, một chân thấp một chân cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân của trẻ, khiến chúng mất tập trung và an toàn khi đi.
Cách chọn: Cha mẹ không nên mua một số đôi giày có vẻ hợp thời trang khi trẻ còn quá nhỏ. Trong giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển khung bàn chân của trẻ, nên ưu tiên sự thoải mái và thông thoáng.
Chọn giày phù hợp theo từng độ tuổi như thế nào?
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách chọn giày riêng, cha mẹ nên chú ý như sau:
- 7 đến 12 tháng
Trẻ ở độ tuổi này chưa có vòm chân, khả năng phối hợp và ổn định của chân còn kém. Thế nên, giày dép chủ yếu là chất liệu thoáng khí, ấm áp và mềm mại.
- 1 đến 3 tuổi
Độ tuổi này thì bàn chân của trẻ phát triển nhanh và bắt đầu hình thành vòm bàn chân. Vì thế, cha mẹ nên chọn mua những đôi giày nhẹ, mềm, thoải mái, có độ cứng vừa phải, tốt nhất nên có đế ma sát để trẻ tránh bị ngã khi di chuyển.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có cách chọn giày riêng (Ảnh minh họa).
- 4 đến 6 tuổi
Sự phát triển bàn chân của trẻ lúc này gần bằng 60% so với người lớn. Tuy nhiên, các chi dưới chưa đủ khỏe nên vẫn còn cần được bảo vệ. Cha mẹ nên chọn giày có độ cứng gót cố định để bảo vệ khớp cổ chân.
Giày có dáng hẹp, phần gót cao, có độ vênh phía trước lớn có thể gây biến dạng xương và tổn thương cơ bàn chân, không nên mua loại giày này cho trẻ.
- 7 đến 9 tuổi
Bàn chân của trẻ ở độ tuổi này rất linh hoạt. Nếu là trẻ hiếu động, cha mẹ nên chọn giày thể thao vì nó có độ ổn định tốt hơn, hoặc giày vải có độ thoáng khí.
Theo Pháp luật và bạn đọc