Giáo dục trẻ
   Sáu cách khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ
 

 

Để khuyến khích trẻ nói chuyện, bạn cần để trẻ tự trả lời, không phán xét "những điều đó là ngớ ngẩn" hay so sánh với anh chị em, bạn bè.

 

Quyết đoán và biết nói lên quan điểm cá nhân là kỹ năng quan trọng cho tương lai mỗi người, là nền tảng xây dựng sự tự tin. Dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện để trao quyền cất lên tiếng nói, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này.

Để trẻ tự trả lời

Dù là chào hỏi một người bạn trên đường hay gọi món trong cửa hàng, bạn đều nên để trẻ tự nói. Nhiều trẻ phản ứng hơi chậm hoặc ngại ngùng, bố mẹ sẽ nói hộ để cuộc hội thoại trôi chảy, nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này không giúp trẻ tốt hơn mà ngày càng khiến chúng chìm sâu trong sự nhút nhát và ngại giao tiếp.

Để thành thạo một kỹ năng cần quá trình tập luyện. Bạn không thể giúp đứa trẻ trở thành người quyết đoán, biết cất lên tiếng nói nếu như luôn trả lời hộ.

Cho trẻ sự lựa chọn

"Con uống vị dâu tây hay việt quất?", "Con sẽ đọc cuốn sách nào trước khi đi ngủ?"... Trrường hợp trẻ thường xuyên lưỡng lự và gặp khó khăn trong việc giao tiếp, bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách cho trẻ những lựa chọn đơn giản. Khi đó, trẻ sẽ quen với việc một hành động, sự việc có nhiều cách làm khác nhau, từ đó chọn ra cái chúng muốn và cảm thấy phù hợp nhất.

 

 

Ảnh: Shutterstock

Dành nhiều thời gian cho các cuộc trò chuyện

Bạn cần dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện, ngay cả khi hôm đó trẻ không gặp sự cố hay có vấn đề gì nghiêm trọng. Bạn có thể kết hợp nói chuyện trong bữa ăn hoặc lúc đi dạo, hỏi trẻ quan điểm về những chủ đề quen thuộc, bắt gặp trên đường đi. Chẳng hạn việc có nên dắt thú cưng đi dạo vào buổi tối, nếu có thì cần các đồ dùng bảo vệ như nào...

Các chuyên gia khuyên bạn không nên kết thúc cuộc hội thoại một cách nhanh gọn bằng cách khen "Ừ, đúng rồi", "Thật tuyệt". Bạn nên đặt nhiều câu hỏi mở, hỏi lý do cho trẻ và đợi chúng trả lời. Nếu trẻ tỏ ra hiểu biết, hãy hỏi trẻ học điều đó ở đâu và khuyến khích trẻ nói nhiều hơn.

Cố gắng không phán xét

Giống như khi bạn rất hăng hái, xung phong phát biểu trước lớp nhưng lại bị bạn bè cười nhạo, sau này bạn sẽ xấu hổ và không dám phát biểu nữa. Khi trẻ cố gắng nói chuyện hoặc đặt câu hỏi, bạn nên lắng nghe và không phán xét. Hãy trấn an trẻ bằng cách nói "Con đừng lo lắng" hoặc "Ngày còn nhỏ mẹ cũng thế" để trẻ cảm thấy được đồng cảm. Nếu những gì trẻ kể thật sự khó hiểu, bạn hãy đặt câu hỏi để trẻ diễn giải thêm.

Không so sánh

Một trong những điều gây ám ảnh với nhiều trẻ nhỏ suốt những ngày tuổi thơ là bị so sánh với anh chị em, bạn bè. Việc so sánh sẽ cản trở sự tự tin của trẻ, khiến chúng cảm thấy kém cỏi. Do đó, thay vì so sánh tốt hơn, tệ hơn, bạn nên tìm những lời nhận xét tương đương nhau. Chẳng hạn, bạn có thể dành lời khen "hài hước" cho con lớn và "thông minh" cho con nhỏ. Điều đó sẽ giúp mỗi đứa trẻ có cơ hội phát triển, được là chính mình thay vì chạy theo những tiêu chuẩn của người khác.

Lấy ví dụ

Những ví dụ cho trẻ không cần quá phức tạp, đôi khi là những hành động, câu chuyện bạn tình cờ gặp trên đường. Điều quan trọng là bạn có thể nhận biết và liên hệ những gì bắt gặp với những điều đang dạy trẻ.

Ngoài ra, bạn chính là tấm gương để lấy ví dụ sát với thực tế nhất. Bạn có thể kể những trải nghiệm trong quá khứ và cách giải quyết hoặc thể hiện để trẻ thấy bạn là người quyết đoán và dám cất lên tiếng nói cá nhân. Việc này giúp trẻ thấy bố mẹ có thể vượt qua trở ngại, mang lại cho chúng niềm tin mình sẽ có khả năng tương tự.

Nguồn VNE

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 cách để cải thiện khả năng tập trung cho trẻ (19/11)
 Những điều tưởng có hại nhưng lại tốt cho trẻ (19/11)
 Hễ thấy mẹ đi làm về là bám lấy không rời, mẹ đừng vội ôm con ngay mà hãy làm việc này, bé sẽ ngoan hơn (10/11)
 Muốn trẻ trở thành những người biết yêu thương, cha mẹ hãy dạy con 3 nguyên tắc này trước năm 7 tuổi (4/11)
 Dấu hiệu trẻ bị khuyết tật học tập (4/11)
 Cách xử lý khi trẻ hay nghe trộm (4/11)
 Làm thế nào để con thích học? (4/11)
 Thấy con ngã có nên đỡ dậy không? Phản ứng của bố mẹ sẽ hình thành nên 3 đứa trẻ tính cách hoàn toàn khác nhau (4/11)
 Cách xử lý hành vi hung hăng của trẻ (27/10)
 Ba hành vi của trẻ không nên bỏ qua (21/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i